10 November 2022

0 bình luận

Kim sương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kim sương

Tên tiếng Việt: Kim sương, Tiêu rừng, ớt rừng, Vọt cày, Hang chang (Mường), Mán chỉ, Xoan đào, Cây méo, Chăm sao (Thái), Mác khèn, Mạy slam (Tày)

Tên khoa học: Micromelum falcatum (Lour.) Tan

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Chữa ho, hen, tê thấp, suy nhược thần kinh, chân tay co quắp (Rễ sắc uống). Đau họng (Vỏ cây ngậm). Cảm, rắn cắn (Lá). Rễ và lá sắc nước uống chữa kinh nguyệt không đều, sốt, tê thấp.

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ hay nhỡ. Cành lúc non có lông mịn, sau nhẵn.
  • Lá màu lục vàng nhạt, mọc so le, 7-9 lá chét, lệch ở phía cuống, phiến lá nhẵn trừ mật trên gân chính và gân lớn ở mặt dưới.
  • Hoa trắng hay vàng nhạt, mọc thành cụm ngắn hơn lá. Cánh hoa chỉ hơi có lông hay không có lông.
  • Quả hình trứng, khi chín có màu vàng hay màu vàng cam, nhẵn, trong có 2-3 ngăn. Mỗi ngăn chứa một hạt.
  • Mùa ra hoa : tháng 12-1.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang rất phổ biến ở khắp miền rừng núi nước ta Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá v.v…
  • Thường người ta chỉ hay dùng lá tươi hái về sao vàng sắc uống hoặc vò lá tươi vắt lấy nước. Có khi giã nát đắp lên nơi lở loét, vết thương.
  • Rễ hái về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hóa học

Trong lá và quả đều chứa tinh dầu.Chưa có nghiên cứu làm rõ hoạt chất.

Công dụng và liều dùng

  • Lá dùng ngoài giã nát đắp lên vết thương vết loét, sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ cũng dùng ngâm rượu xoa bóp.
  • Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, sớt, đau nhức, tê thấp. Mỗi ngày uống 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có kim sương dùng trong nhân dân:

Thuốc chữa đau nhức, teo cơ: Rễ kim sương sao vàng 50g, cồn 40° 500ml. Ngâm trong vòng 7 đến 10 ngày. Lấy rượu xoa bóp nơi đau nhức, teo cơ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More