10 November 2022

0 bình luận

Lô biên

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lô biên

Tên tiếng việt: Bán biên liên, Lỗ bình, Lô biên

Tên khoa học: Lobelia chinensis Lour.

Họ: Lobeliaceae ( Lỗ Bình)

Công dụng: Giải độc, tiêu viêm (cả cây). Chữa xơ gan cổ trướng, viêm gan cổ phù thũng.

Mô tả

  • Cây Lô biên hay còn gọi là Bán biên liên
  • Cây thảo mọc hằng năm, có thân nhẵn, có 3 góc, mọc thẳng hướng lên hay mọc nằm, có khi đâm rễ, đơn hay phân nhánh, dài 5-15cm.
  • Lá mọc so le gần như không cuống, các lá ở góc hình trái xoan, các lá phía trên thon, dài 0,7-2cm, rộng 3-7mm, có đầu nhọn hay tù, với phần trên của mép có răng. Hoa mọc riêng lẻ, mọc ở nách lá, dài 7-15mm, thường xếp 1-2 cái trên cùng trục.
  • Cuống hoa dạng sợi, dài 6-30mm, không có lá Bắc. Ðài dính với bầu, có 5 thuỳ thon.
  • Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn. Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm. Bầu 2 ô, dạng tròn, nhẵn. Quả nang dạng nón ngược, trên một cuống cong.
  • Hạt hình bầu dục, dẹt, nhẵn.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-8. Mùa quả: tháng 8-10.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Lobelae Chinensis, thường gọi là Bán biên liên.

Nơi sống và thu hái

  • Cây phân bố ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp Bán biên liên trong ruộng và những nơi ẩm thấp, có ở nhiều nơi thuộc miền Bắc và miền Trung.
  • Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, rửa sạch dùng tươi hay khô.

Thành phần hoá học

  • Trong cây có lobelin, lobelanin, isolobelanin, lobelanidin, saponin, flavon, acid amin.

Tính vị, tác dụng

  • Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị

  • Xơ gan cổ trướng, huyết hấp trùng, cổ trướng vào thời kỳ cuối hay viêm gan phù thũng.
  • Viêm amygdal, viêm ruột, ỉa chảy.
  • Suyễn thở hay sốt rét cơn. Liều dùng 40g dạng thuốc sắc. Lobelia Chinensis Lour
  • Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp mụn nhọt, sưng mủ nhiễm độc và rắn độc cắn.

Bài thuốc có bán biên liên

Chữa gan cổ trướng: Bán biên liên, kim tiền thảo, mỗi vị 9g, đại hoàng 12g, chỉ thức 18g. Sắc nước uống, ngày một thang. Uống 5 ngày liền. Sau đó tăng liều 2 vị bán biên liên và kim tiền thảo, bỏ vị đại hoàng mà thêm thần khúc, mạch nha.

Chữa rắn độc, bọ cạp: Mỗi ngày dùng 30-48g bán biên liên, sắc nửa giờ với lửa nhỏ. Chia 3 lần uống trong ngày. Đồng thời dùng bán biên liên tươi giã nát đắp vào vết cắn, ngày thay 2 lần.

Chữa hoàng đản, phù thũng, tiểu tiện khó: Bán biên liên 30g, bạch mao căn 30g. Sắc nước chia 2 lần uống trong ngày với đường trắng

Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Bán biên liên lượng vừa đủ, thêm một ít muối ăn, giã nát, đắp vào chỗ nước chảy vàng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More