10 November 2022

0 bình luận

Lô cam thạch

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lô cam thạch

Tên tiếng Việt: Chế cam thạch, Cam thạch, Phù thủy cam thạch, Lô cam thạch

Tên khoa học: Calamina (Smithsonitum)

Công dụng: Tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tan màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

 

Nguồn gốc và tính chất

  • Lô cam thạch là muối kẽm có trong thiên nhiên. Vì trước đây người ta cho rằng, vị thuốc này thường thấy ở trong những lò đúc vàng, vị lại ngọt do đó có tên gọi (lô là lò,cam là ngọt, thạch là đá).
  • Lô cam thạch là những cục to nhỏ không đều, màu trắng xám hay hơi xanh, chát hơi xốp, khi nếm có vị không rõ rệt, dính vào lưỡi. Trước đây ta vẫn phải nhập lô cam thạch của Trung Quốc, thực ra ở nước ta cũng có nhưng chưa biết sử dụng. Mỏ kẽm vùng Tuyên Quang ở nước ta có lô cam thạch .

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của 16 cam thạch là chất kẽm cacbonat (ZnCO3) có lẫn những tạp chất như sắt (Fe), chì (Pb), crôm (Cr), magiê (Mg) và cadmi (Cd).

Công dụng và liều dùng

  • Lô cam thạch là một vị thuốc thường được dùng trong đông y làm thuốc chữa đau mắt và mụn nhọt.
  • Theo tài liệu cổ lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tan màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

Những đơn thuốc có lô cam thạch dùng trong đông y

  1. Chữa mụn nhọt lâu liền: Lô cam thạch 300g, hoàng liên 160g thái mỏng thêm nước vào cho đủ ngập; đun trong 2 giờ, hễ nước cạn lại đổ thêm nước vào, vớt bỏ hoàng liên lấy lô cam thạch tán nhỏ, thêm 10g băng phiến vào trộn đều tán thật mịn, khi dùng điểm vào mắt đau. Đơn này có thể dùng rắc lên các mụn nhọt lâu liền (kinh nghiệm nhân dân từ thời cổ).
  2. Chữa mụn nhọt ẩm ngứa: Lô cam thạch (nung đỏ, nhúng vào nước hoàng liên), mẫu lệ, hai vị bằng nhau tán bột rắc lên những vết loét lâu không liền miệng. Bột trên có thể dùng xoa lên các nơi ẩm ngứa, ra nhiều mồ hôi.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More