10 November 2022

0 bình luận

Lõi tiền

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lõi tiền

Tên tiếng Việt: Dây lõi tiền

Tên khoa học: Stephania longa Lour.

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Thuốc thông tiểu, phù nề (cả cây). Chữa trĩ, lậu (Rễ).

 

 

Mô tả cây

  • Dây leo có thân mềm, nhẵn với những vạch dọc, dài 2 – 4m.
  • Rễ rất dài, mọc bò ngang.
  • Lá mọc so le, hình ba cạnh, gốc bằng, đầu tròn, dài 3 – 9 cm, rộng 2 – 6cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt như có phấn trắng, gân hình chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài dính vào trong phiến lá.
  • Cụm hoa mọc thành tán ở kẽ lá, hoa nhỏ, màu lục vàng, có cuống rất ngắn.
  • Quả hạch, hình trứng, hơi dẹt, khi chín màu đỏ tươi, hạt hình móng ngựa có cạnh và u lồi.
  • Mùa ra hoa: tháng 4 -6. Mùa ra quả: tháng 7 – 9.

Phân bố, sinh thái

  • Trên thế giới, lõi tiền phân bố ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin. Ở Việt Nam cây phân bố rải rác khắp nơi, từ vùng núi thấp (dưới 600m) đến trung du và đồng bằng.
  • Lõi tiền là loại dây leo nhỏ, thường xanh hoặc có thể hơi rụng lá vào mùa đông ở các tỉnh vùng núi phía bắc. Cây ưa ẩm, chịu bóng nhưng có thể mọc ở nơi được chiếu sáng nhiều. Cây thường leo lên những cây bụi ở bờ nương rẫy, ven rừng hoặc bờ rào quanh lành. Lõi tiền thích nghi được với nhiều loại đất, kể cả những loại đất khô cằn trên đồi trọc. Tuy nhiên cây không chịu được ngập úng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, phần gốc hay rễ vẫn có khả năng tái sinh cây chồi mới khi bị chặt phá. Cây trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây và  lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Thân và rễ lõi tiền chứa một số alkaloid thuộc nhóm hasubanan

Tính vị công năng

Lõi tiền có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông tiện, tiêu sưng phù.

Công dụng

  • Lõi tiền là một vị thuốc được dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu khó khăn như đái dắt, đái buốt, phù nề, viêm thận, chân tay, sưng nhức, đau các khớp.
  • Liều dùng hàng ngày: 30 g cây tươi, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc có thể dùng cây khô với liều 6 – 12g và phối hợp với kim tiền thảo hoặc cỏ chỉ thiên (liều bằng nhau) dưới dạng nước sắc.
  • Lá lõi tiền và lá tiết dê, mỗi thứ 50 g rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp ngoài, chữa rắn cắn.
  • Ở Trung Quốc, cây lõi tiền còn được dùng chữa nhiệt bệnh phát cuồng, vàng da, viêm dạ dày ruột, đái ra máu, mụn nhọt, sưng tấy, với liều dùng 15 – 30g.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More