10 November 2022

0 bình luận

Lốm đốm vàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lốm đốm vàng

Tên tiếng Việt: Cô tòng đuôi lươn, Đuôi lươn, Ngũ sắc

Tên khoa học: Codiaeum variegatum (L.) Blume var. pictum Muell.- Arg.

Họ: Euphorbiaceae (Cà phê)

Công dụng: Bó gãy xương (Lá tươi giã đắp).

 

 

 

Mô tả

  • Cây bụi nhỏ. Thân cành nhẵn, có nhựa mủ. Lá mọc so le, cứng, hình dài hẹp, bầu dục hoặc hình trứng, dài 15 – 20 cm, rộng 5 – 8 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có khi phần giữa lá hẹp lại, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm có những chấm hoặc đốm vàng, đỏ hoặc trắng, mặt dưới nhạt; cuống lá dài 3 – 5 cm.
  • Cây đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc; cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chùm nhiều hoa, dài 10 – 20 cm; hoa đực có cuống nhỏ, dài 5 răng nhẵn, tràng 5 cánh rộng, nhị thường 30, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn hình cầu; hoa cái có cuống mập, dài và tràng cùng mẫu 5, bầu hình cầu, nhẵn, 3 ô, mỗi ô chứa một noãn.
  • Quả nang, nhẵn, hình cầu, gốc và đỉnh hơi dẹt, hạt có vân nhiều màu.
  • Mùa ra hoa: tháng 3 -5

Phân bố sinh thái:

  • Cây lốm đốm vàng có nguồn gốc ở vùng bán đảo Malaysia, sau được nhập trồng làm cảnh ở khắp các vùng nhiệt đới. ở việt nam, cây cũng được trồng rộng rãi khắp các địa phương, đặc biệt ở các đô thị, vườn hoa, công viên. Cây đặc biệt ưa sáng và chỉ nhưng cây trồng ở nơi được chiếu sáng nhiều, màu sắc của lá mới trở nên sặc sỡ. Lốm đốm vàng có thể sống được trên nhiều loại đất, ưa  khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Cây không chịu được nhiệt độ thấp của mùa đông kéo dài.
  • Lốm đốm vàng trồng ở các tính phía nam ra hoa quả nhiều hàng năm. Hiện chưa thấy cây con mọc từ hạt, song cây lại có khả năng tái sinh dinh dưỡng rất khỏe. Cây trồng được bằng cành giâm.

Bộ phận dùng

Rễ và lá.

Thành phần hóa học

Lá lốm đốm vàng chứa nhiều hợp chất phenol như acid clorogenic, acid protocatechic, acid phydroxybenzoic, các acid cis – và trans-p-coumaric, các acid cis – và trans – ferrulic và acid vanilic.

Tính vị công năng

Cây lốm đốm vàng có vị đắng, tính hàn, hơi độc, có tác dụng tán  ứ, tiêu thũng, thanh nhiệt, lý phế.

Công dụng

Lá lốm đốm vàng được dùng tươi giã nát đắp bó gãy xương. Ở Ấn Độ, Malaysia, lá giã nát đắp lên bụng trẻ em chữa rối loạn đường tiết niệu. Ở Indonesia, nước sắc cây lốm đốm vàng dùng để tắm làm ra mồ hôi. Rễ giã nát với nhựa cây Euphorbia neriiflolia L. được dùng làm thuốc tẩy, còn dùng chữa dạ dày co thắt. Ở Guinea, Solomon, cây lốm đốm vàng là thuốc sẩy thai, lá nhai và nuốt có tác dụng ngừa thai. Ở Trung Quốc, lá dùng chữa ho, vết thương.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More