10 November 2022

0 bình luận

Long duyên hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Long duyên hương

Tên tiếng Việt: Long duyên, Long phúc hương, Long tiết, Ambre gris, Long duyên hương

Tên khoa học: Ambra grisea

Công dụng: Long duyên hương lợi khí, hoạt huyết làm giảm đau, sát trùng giống như xạ hương nhưng tác dụng có hơi kém hơn.

 

Tính chất của long duyên hương

  • Loại cá ông này có đầu rất to, chiều dài của đầu chiếm tới một phần tư của toàn thân, phía đầu hơi hình vuông, hàm trên to, không có răng, hàm dưới như có răng, lưng nhỏ; lỗ phun nước ở phía đầu, khi phun nước không phun thẳng góc mà hơi nghiêng 45°, về phía trước, lưng màu tro đen hơi hồng, về phía bụng màu nhạt hơn.
  • Con đực dài 15-20m, con cái chỉ dài 7-8m. Loại cá voi này thường sống từ vĩ tuyến 40 bắc đến vĩ tuyến 40 nam ở Thái Bình Dương, tại những đảo vùng Inđônêxia hay gần ven biển Thái Bình Dương. Những con cá này nhả chất này ra ngoài, nổi lên mặt biển hoặc trôi dạt vào bờ, những người đi biển nhặt về phơi khô để dành. Khi mới lấy về chưa có mùi thơm. Phải để trong lọ đậy kín, sau 1-2 năm mùi thơm mới xuất hiện
  • Long duyên hương là những cục trong mờ, to nhỏ không đều, có cục nặng tới 5-6kg, có người nói có thể nặng hàng tạ. Màu trắng, hoặc màu tro, có khi màu hơi đỏ nhưng cũng có khi màu đen xám, nổi lên mặt nước, nếm hơi ngọt, hơi chua, khi đun nóng chảy mềm như sáp, tan quá nửa trong cồn nóng, khi đốt có mùi thơm dễ chịu.

Thành phần hóa học

Trong long duyên hương có chừng 25% chất ambrein là một dẫn xuất của cholesterol, axit benzoic v.v…

Công dụng và liều dùng

  • Long duyên hương là một chất dùng làm thuốc và là một nguyên liệu quý trong kỹ nghệ hương liệu vì long duyên hương là một chất định mùi thơm cao cấp.
  • Đông y coi long duyên hương lợi khí, hoạt huyết làm giảm đau, sát trùng giống như xạ hương nhưng tác dụng có hơi kém hơn. Dùng trong những trường hợp ho, hen suyễn đau trong tim, trong bụng. Ngày dùng 0,30 đến 1,5g.

Chú thích:

Ngoài vị long duyên hương, trong đông y, tây y còn dùng một vị có hình thức gần giống gọi là hổ phách (Amber).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More