10 November 2022

0 bình luận

Lu lu đực

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lu lu đực

Tên tiếng Việt: Lu lu đực, Cà đen, Nụ áo, Quả độc, Nhờ ất (Kdong), Tầm bóp đực

Tên khoa học: Solanum nigrum L.

Họ: Solanaceae (Cà)

Công dụng: Ho, nhuận tràng, lợi tiểu, trĩ, đau gan (Lá sắc uống). Sưng tấy (la hơ nóng đắp) .

 

 

Mô tả cây

  • Cỏ mọc hằng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50-80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài    4-15cm, rộng 2-3cm.
  • Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá.
  • Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chin có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây lu lu đực mọc hoang ở khắp nơi: Vườn, ruộng, hai bên đường khắp nước ta. Còn mọc cả ở các nước khác châu Âu (Pháp, Ý), châu Á (Trung Quốc…).
  • Nước ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi.
  • Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đầu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Thành phần hóa học

Trong toàn cây chứa solanin, ở quả chứa nhiều hơn.

Công dụng và liều dùng

  • Toàn cây có chất độc nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau (châu Phi, châu Âu, Ấn Độ, Malaysia một vài nơi ở nước ta). Khi ăn thường người luộc kỹ, bỏ hai ba nước đầu. Tuy nhiên cây xanh tươi độc đối với cừu, dê, vịt và gà. Bò chỉ ngộ độc khi ăn nhiều.
  • Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa.
  • Tại Ấn Độ dịch ép cây này dùng với liều 200-250ml chữa gan phát triển to, làm thuốc thông tiểu và sổ nước.
  • Với liều nhỏ 30-60ml dịch ép dùng chữa bệnh ngoài da nhất là bệnh vẩy nến.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More