10 November 2022

0 bình luận

Lưỡi rắn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lưỡi rắn

Tên tiếng Việt: Đơn đòng, Lưỡi rắn, Vương thái tô, An điền, Cóc mẩn, Nọc sởi

Tên khoa học: Hedyotis corymbosa (L.) Lam.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, sốt, ho, rắn cắn.

 

Mô tả cây

  • Lưỡi rắn là một loài cỏ nhỏ, mọc hằng năm, thân hơi vuông, mềm yếu, nhẵn, màu xanh, mang rất nhiều cành, chỉ cao chừng 0,3m.
  • Lá mọc đối, hình hơi rộng hay hình mác hẹp dài. Phiến lá 1-5cm, rộng 1-5mm, đặc biệt có thể rộng tới 1cm, hai đầu nhọn, hầu như không có cuống, mép nguyên, chỉ có gân giữa là rõ.
  • Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, cuống chính và phụ nhỏ, ngắn 5-10mm, mỗi cụm hoa gồm 2-5 hoa, hoa nhỏ, màu trắng hay hồng nhạt, đài dài ước 2mm, tràng dài chừng 2,5mm.
  • Quả nang hình bán cầu, ở đỉnh hơi phồng lên, dài rộng ước 1,8mm xung quanh có đài tồn tại, bầu có hai ngăn, hạt nhiều, hình nhiều cạnh, màu nâu, trên mặt có gợn mịn nhỏ.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường hay gặp nhất ở hai bên đường xe lửa hay ở nơi mát
  • Còn mọc nhiều ở nhiều nước nhiệt đới khác ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ. tại miền nam Trung Quốc cũng có mọc. Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ, thu lúc cây có hoa. Hái về phơi hay sao vàng mà dùng.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong nhân dân. Theo ông Đỗ Hữu Cận, một vị đông y ở khu Đống Đa, Hà Nội người có nhiều kinh nghiệm dùng cây này thì cây lưỡi rắn (vương thái tô) có tác dụng chữa sốt quá hoá điên cuồng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng. Kinh nghiệm này thấy có ghi trong một số tài liệu cũ tại Ấn Độ, Philippin người ta cũng dùng cây này để chữa sốt, sốt cách nhật, trong bụng thấy nóng, người mệt lả, có người dùng chữa ho.

Ngày dùng 160g cây tươi, đem về rửa sạch, sao vàng cho vào với 600ml nước sắc còn 100ml (1 bát), chia làm 3 lần uống trong ngày (sáng, trưa, tối) cần chú ý nghiên cứu thêm.

Chú ý:

Một cây khác cũng mang tên cóc mắn dùng chữa ho cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More