10 November 2022

0 bình luận

Mã thầy

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mã thầy

Tên tiếng Việt: Củ năn, Mã thầy, Ô vu

Tên khoa học: Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch var. tuberosa (Roxb.) T. Koyama

Họ: Cyperaceae (Cói)

Công dụng: Giải nhiệt, tiêu đờm, bổ dạ dày (Rễ củ sắc uống).

 

 

Mô tả cây

Cây có củ to, mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang, lá được thay thế bởi những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn

Theo Merill thì loài mã thầy Heleocharis tuberose (Roxb.) Schult cũng chỉ là một dạng đã được tuyển chọn và đưa vào trồng trọt của loài Heleocharis plantaginea. Dạng trồng này rất ít khi ra hoa.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam-Trung Q.uốc trồng để lấy củ ăn.
  • Củ mã thầy (miền Nam gọi là củ năng) to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi nấu chè ăn cho máy

Thành phần hoá học

  • Củ mã thầy có tới 77% hydrat cacbon (gồm tinh bột và đường với số lượng bằng nhau) 8% protein (theo Hooper) nhưng có tác giả lại phân tích thấy trong mã thầy có 60% tinh bột và 7% protein và một ít đường (theo Hemmi)
  • Năm 1945, Chen và cộng sự (An antibiotic substance in the Chinese Water Chesnul Heleocharis tuberose-Nature 156:234-Anh) đã nghiên cứu thấy dịch ép của mã thầy có tác dụng ức chế đối với vi trùng staphyllococ và vi trùng coli .

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, mã thầy được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát (đường tiện), bệnh viêm gan (vàng da), trường hợp nhiệt (lỵ ra máu), đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ). Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More