10 November 2022

0 bình luận

Mạch môn đông

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mạch môn đông

Tên tiếng Việt: Mạch môn, Lan tiên, Tóc tiên, Duyên giới thảo, Xà thảo, Phiéc kép phạ (Tày), Mạch môn đông

Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.

Họ: Convallariaceae ( Lan chuông)

Công dụng: Viêm phế quản, sốt nóng, thiếu sữa,ho, tiêu đờm, táo bón (Rễ sắc uống).

 

 

 

Mô tả cây

  • Thân cỏ sống lâu năm, cao 10cm đến 40cm, rể chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành cù mẫm.
  • Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như lá lúa mạch dài 15~40cm, rộng 1-4mm, phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa.
  • Cán mang hoa đài 10-20cm, hoa màu xanh nhạt, cuống 3 – 5 mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc trắng nhạt.
  • Quả mọng màu tím đen nhạt, đường kính 6mm, có 1-2 hạt

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội).
  • Thường hái vào tháng 6-7 ở những cây đã được 2-3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

Thành phần hóa học

Trong mạch môn người ta mới thấy có chất nhầy, chất đường. Mới đây có tác giả nói có glucoza và p. xitosterola. Các chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

  • Còn ở trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng. Dùng làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốt khát nước. Ngày dùng từ 6 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.
  • Theo tài liệu cổ, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hóa đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.

Đơn thuốc có mạch môn đông

  1. Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày: Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).
  2. Bài thuốc chữa tắc tia sữa: Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10- 12g. Lấy sừng tê giác mài với rượu uống độ 4g. Uống độ 2-3 lần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More