10 November 2022

0 bình luận

Màn màn vàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Màn màn vàng

Tên tiếng Việt: Màn màn hoa vàng, Sơn tiên, Mần gi

Tên khoa học: Cleome viscosa L.

Họ: Capparaceae (Màn màn)

Công dụng: Đau tai, chảy máu chân răng (Lá ép nước nhỏ). Nhức đầu (Lá xông).

 

 

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm. Rễ khỏe, vặn vẹo. Thân và cành hơi khía rãnh, phủ lông mềm và dính. Lá mọc so le, hình chân vịt, 3 – 5 lá chét dài 3 – 4 cm, rộng 1 – 1,5 cm, hai mặt có lông nhất là ở mặt trên, mép có lông nhỏ dạng mi.

Cụm hoa tận cùng mọc thành chùm; hoa màu vàng, đài có 4 phiến có lông ỏ mặt ngoài; tràng có 4 cánh hình trái xoan; nhị 25, chỉ nhị mảnh đính ở dưới bầu; bầu hẹp, thuôn dài. Quả giống quả cải, có khía, có lông, dài 6-10 cm, rộng 4cm; hạt xếp thành 2 hàng, hình thận dẹt và cong.

Mùa hoa : tháng 8-10; mùa quả : tháng 11-1.

Phân bố, sinh thái

Màn màn vàng là loại cây nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ. Malaysia, Thái Lan, Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam và một số điểm ở phía Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng trung du, đồng bằng và vùng núi thấp. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc rải rác hoặc thành đám trên các bãi đất hoang, dọc đường đi, nương rẫy và các bãi sông. Cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè; sinh trưởng nhanh; ra hoa quả nhiều. Khi quả chín (khô), tự mở thành 2 mảnh, hạt phát tán ra xung quanh. Hạt tồn tại 5 – 6 tháng qua mùa đông và gần hết mùa xuân. Cây mọc dày có tác dụng phù đất và được cắt làm phân xanh.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa ergost

Phần trên mặt đất và rễ còn chứa cleomeolid, cleosandrin, cleomiscosin

Hạt chứa acid viscosic.Ngoài ra còn có dầu béo

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân.

Tính vị, công năng

Màn màn vàng có vị cay, ít độc, có tác dụng làm chuyển máu, gây phồng, làm ra mồ hôi, giảm đau, trừ thấp.

Công dụng

Nhân dân ở một số nơi đôi khi hái ngọn non của cây màn màn vàng luộc ăn thay rau, hoặc muối chua như muối dưa. Rau, dưa màn màn vàng ăn nhiều, thấy cồn cào khó chịu, ăn vừa chống hàn thấp, lợi tiêu hóa. Hạt màn màn vàng có 25 – 35% chất béo, đem rang vàng tán nhỏ với muối ăn thay muối vừng. Màn màn vàng chữa nhức đầu (lá tươi giã nát với muối, đắp vào thái dương), chảy máu chân răng (ngọn non giã nát, ép lấy nước uống), cam tẩu mã (lá khô, đốt tồn tính, hòa với mật ong, bôi vào lợi răng), viêm tai giữa (lá tươi, ép lấy nước, nhỏ vào tai), vết thương lở loét, mụn nhọt, chín mé (lá tươi, giã nát, đắp băng, có thể thêm ít tỏi). Ngày 30 – 50g cây tươi, sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc có màn màn vàng:

  1. Chữa viêm, đau dạ dày: Màn màn vàng 30g, thạch hộc 30g, nghệ 20g, cỏ hàn the 20g, dây thần thông 20g, rễ mây vọt 20g. Tất cả đã phơi khô, thái nhỏ, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.
  2. Chữa rắn cắn: Màn màn vàng 50g, củ gấu 50g, hạt cải củ 50g. Giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

*Nguồn:Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More