10 November 2022

0 bình luận

Mảnh cộng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mảnh cộng

Tên gọi khác: Lá cẩm, bìm bịp, cây xương khỉ

Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.)

Họ: Ô rô (Acanthceae)

Công dụng: chữa dị ứng (mày đay), lá non có thể dùng nấu canh ăn, lá khô thường dùng để ướp bánh, chữa đau sưng mắt, dùng bó trị bong gân, sưng khớp, gẫy xương.

Mô tả

  • Cây nhỡ, hơi mọc trườn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác thuôn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông rủ xuống; lá bắc hình chi, có lông; hoa màu đỏ hay hồng; đài có ba răng nhỏ hình chỉ, có lông tuyến; tràng có ống dài chia 2 môi; nhị 2, bao phấn tù có một ô; bầu 2 ô, mỗi ô chứa hai noãn.
  • Quả nang dài, có cuống ngắn; hạt 4.
  • Mùa hoa: tháng 2 – 3.

Phân bố, sinh thái

Chi Clinacanthus Nees ở Việt Nam – loài mảnh cộng kể trên. Theo một số tài liệu hiện có (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997; Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.III, 2005) cho biết loài này phân bố rải rác ở nhiều địa phương trong cả nước và còn được trồng ở bờ rào.

Tuy nhiên qua thực tế điều tra mới chỉ thấy chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cây mọc tự nhiên ở rừng rụng là hoặc nửa rụng lá ở Đắc Lắc (Yok Đôn, Krông Bông), Gia Lai (Chư Prông: La Lâu), Phú Yên (Sông Hinh)… Cây còn được trồng để làm cảnh vì có hoa màu đỏ, đẹp và khi có hoa cây thường rụng lá (hoa nở vào giữa mùa khô ở Tây Nguyên.

Mảnh cộng là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn tốt. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, đồng thời cũng có khả năng tái sinh vô tình khỏe. Ứng dụng đặc điểm này, người ta thường trồng mảnh cộng bằng cành. Cây trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

Bộ phận dùng:

Toàn bộ phần trên mặt đất.

Thành phần hóa học

Cành, rễ chứa β – sitosterol, lupeol.

Tác dụng dược lý

Cao chiết mảnh cộng có nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) đối với vi khuẩn gây bệnh trứng cá Propionibacterium acnes là > 5 mg/ml và nồng độ thấp nhất diệt vi khuẩn (MBC) đối với Propionibacterium acnes là > 5 mg/ml. Nồng độ MIC và nồng độ MBC đối với Staphylococcus epidermidis cũng là > 5 mg/ml. Hai loài vi khuẩn này là những vi khuẩn tạo mủ gây viêm và phát triển trứng cá. Như vậy, hoạt tính của mảnh cộng đối với hai loài vi khuẩn này là rất yếu (Chomnawang M.T et al., 2005).

Cao nước mảnh cộng được liệt kê là một thuốc giải độc trong bài thuốc cổ truyền ở Thái Lan trị học độc ở vết cắn của động vật hoặc côn trùng, đã được sàng lọc về hoạt tính chống sự tiêu nguyên bào sợi sau khi xử lí nọc độc của bọ cạp.

Tính vị, công năng

Lá khô mảnh cộng có mùi thơm. Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng, khử ứ, giảm đau và làm liền xương [Võ Văn Chi, 1997: 717].

Công dụng

Cây mảnh cộng được Lãn Ông dùng chữa vết thương do trâu bò húc. Ở một số địa phương, nhân dân dùng chữa dị ứng (mày đay), uống trong và bôi ngoài [Lê Trần Đức, 1997: 1038].

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng dùng bó trị bong gân, sưng khớp, gẫy xương. Thường dùng phối hợp với mò hoa trắng giã và lọc lấy nước uống để chữa bệnh lưỡi tưa trắng của trẻ em. Cành lá đắp chữa vết thương trâu bò húc.

  • Nhân dân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) dùng cây mảnh cộng làm thuốc chữa vết thương do dao chém và chữa thiếu máu, vàng da, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp.
  • Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp [Võ Văn Chi, 1997: 717].
  • Ở Lào và Campuchia, lá mảnh cộng được dùng đắp vào mí mắt để chữa viêm mắt.
  • Ở Indonesia, lá được dùng trị lỵ [Perry L.M et al., 1980: 6].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More