10 November 2022

0 bình luận

Mào gà đỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mào gà đỏ

Tên tiếng Việt: Mào gà đỏ , Mồng gà, Mảo cáy đeng (Tày), Chày gunsi (Dao), Kê quan Hoa

Tên khoa học: Celosia argentea L. var. cristata L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Công dụng: Rắn cắn (Hạt nhai nuốt nước, bã đắp). Cầm máu, chữa băng huyết, đái ra máu, điều kinh, bệnh gan (Hoa sắc uống).

 

 

Mô tả cây

Cây mào gà đỏ là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30cm-1,5m hoặc hơn. Thân đứng, có cành nhẵn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng đầu lá nhọn, phía gốc to rộng hơn lá cây mào gà trắng. Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu. Hạt to hơn hạt màu gà trắng.

Thành phần hoá học

Trong hạt có chất béo, các chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ: kê quan hoa vị ngọt, tính lương, vào hai kinh can và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt cầm máu. Chữa xích bạch lỵ, trĩ chảy máu, những người tích trệ không dùng được. Thường dùng như thanh tương tử

Đơn thuốc có thanh tương tử và kê quan hoa

  1. Chữa lòi dom, ra máu: Sắc cả hoa và hạt mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày
  2. Chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, lỵ ra máu, kinh nguyệt dài ngày không hết: Hoa mào gà đỏ khô 10g (nếu tươi dùng 25-30g) sấy khô, tán nhỏ. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần dùng 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).
  3. Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More