10 November 2022

0 bình luận

Mật gấu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mật gấu

Tên tiếng Việt: hùng đởm, mật gấu

Tên khoa học: Fell Ursi

Họ: Ursidae ( Họ Gấu )

Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt sát trùng. Dùng chữa mắt đỏ có màng, đau răng, đinh nhĩ, ác thương. Dùng trong chữa thấp nhiệt da vàng, lỵ lâu ngày, hồi hộp sợ hãi, co quắp.

Lấy và chế biến mật gấu

  • Tuỳ theo gấu to hay nhỏ, ta có mật gấu to hay nhỏ. Bất cứ mùa nào bắt được gấu đều có thể lấy mật được. Theo kinh nghiệm vào mùa đông mật gấu nhiều hơn, nhưng mật gấu bắt được vào mùa xuân tuy ít hơn nhưng phẩm chất lại tốt hơn.
  • Đầu năm 1983, Đỗ Khắc Hiếu, (Trung tâm Sinh lý – Hoá sinh, Viện khoa học Việt Nam) đã nghiên cứu quy trình khai thác mật gấu thường kỳ mà không phải giết gấu: Cấu tạo một túi mật phụ (có màng bọc bằng chất liệu đặc biệt) rồi cấy vào dưới lớp da gấu. Túi mật phụ được nối thông với túi mật thật của gấu, chỉ việc dùng ống tiêm hút mật từ túi mật phụ, vẫn bảo đảm con vật vẫn sinh sống bình thường.
  • Mật gấu lấy được phải phơi khô trong mát, sau đó gói kín để vào hộp, hộp kín, đáy hộp có gói vôi chưa tôi để hút ẩm. Có thể dùng một chất hút ẩm khác. Để ở nơi mát. Bảo quản như vậy. Có thể để rất lâu.
  • Nếu để ở nơi ẩm, có nhiệt độ cao, mật gấu sẽ chảy nước. Mật gấu còn nguyên thường là những túi được ép bẹp, có cuống dài. Khi ép bẹp chiều rộng có thể tới 5-6cm, chiều dài 14-15cm, chiều dày l-2mm, một mép phẳng, một mép cong trông giống lưỡi dao. Khi cắt túi mật sẽ thấy ở trong có chất đen nhánh, giữa đám đen có những hạt lổn nhổn màu vàng óng ánh như hổ phách. Nếm sẽ thấy vị đắng, sau ngọt, dính lưỡi. Ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Ngửi có khi có mùi khói do ở một số nơi đem phơi trên gác bếp. Đốt không cháy.
  • Mật gấu được dùng ở các nước Triều Tiên, Trung Quốc và nước ta. Tại Triều Tiên, người ta quy định tiêu chuẩn mật gấu như sau: Độ ẩm phải dưới 15%, độ tro dưới 7%, tro không tan trong axit clohydric dưới 4%, cao rượu trên 60%.

Thành phần hoá học

Trong mật gấu chủ yếu người ta đã phân tích được các chất sau đây:

  • Muối kim loại của các axit cholic.
  • Cholesterola.
  • Sắc tố mật như bilirubin.

Các axit cholic trong mật gấu có axit cholic, axit cheno desoxycholic, axit urso desoxycholic. Axit urso desoxycholic là một axit đặc biệt chỉ có trong mật gấu, có độ chảy 202 độ C, độ quay cực +57,007. Nhờ những đặc điểm này ta có thể thí nghiệm phân biệt mật gấu thật hay giả.

Thử mật gấu

Theo kinh nghiệm nhân dân, cách thử mật gấu như sau:

  1. Khi nếm, lúc đầu thấy có vị đắng, sau ngọt mát và dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Mật những con vật khác đắng mà không mát, không dính lưỡi, không bóng, không giòn, mùi tanh, khó ngửi.
  2. Lấy vài hạt mật gấu thả trên mặt nước, sẽ thấy có những sợi màu vàng thõng thẳng xuống đáy bát nước. Nếu hạt mật gấu lại quay tít lại càng tốt.
  3. Mật gấu đốt không cháy.

Công dụng và cách dùng

  • Theo tài liệu cổ mật gấu vị đắng tính hàn, vào 3 kinh tâm, can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt sát trùng. Dùng chữa mắt đỏ có màng, đau răng, đinh nhĩ, ác thương. Dùng trong chữa thấp nhiệt da vàng, lỵ lâu ngày, hồi hộp sợ hãi, co quắp.
  • Hiện nay mật gấu là một vị thuốc rất quý trong nhân dân để chữa những bệnh đau dạ dày, đau nhức, giúp sự tiêu hoá, giải độc, hoàng đản.
  • Dùng ngoài, mật gấu có tác dụng làm hết xung huyết, nhỏ mắt chữa đau mắt; xoa bóp chữa những chỗ sưng đau do ngã hay bị thương.
  • Liều dùng: Ngày có thể uống từ 0,5 đến 1 hoặc 2g.

Đơn thuốc có mật gấu

  1. Thuốc nhỏ mắt chữa mắt sưng đỏ: Mật gấu một lượng bằng hạt gạo mài với nước đun sôi để nguội. Nhỏ vào mắt chữa mắt sưng đỏ.
  2. Thuốc xoa bóp chỗ sưng đau: Mật gấu 5g, hoà tan trong 100ml rượu 35°. Dùng xoa bóp chỗ sưng đau.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More