10 November 2022

0 bình luận

Mật mông hoa

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mật mông hoa

Tên tiếng Việt: Mật mông hoa

Tên khoa học: Buddleja officinalis Maxim.

Họ: Buddlejaceae

Công dụng: Đau mắt, đau mắt đỏ, chữa thong manh (Hoa sắc uống). Cành lá và vỏ rễ làm thuốc chữa phong thấp.

 

Mô tả

  • Cây nhỏ. Thân, cành non có lông đơn màu nâu đỏ hoặc trắng nhạt và lông tuyến. Lá mọc đối, hình mũi mác – thuôn, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4cm, gốc và đầu thuôn hẹp, mép nguyên hoặc hơi có răng, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông màu trắng nhạt; cuống lá ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành xim phân nhánh có cuống phủ nhiều lông, đài khoảng 15cm; hoa rất nhiều, màu ngà vàng, mọc sít nhau; đài có 4 răng dính lại thành hình chuông; tràng 4 cánh, phần dưới hợp thành ống hơi cong, mặt ngoài có ít lông; nhị 4 dính ở 1/3 phía trên ống tràng; bầu có lông.
  • Quả nang hẹp, thuôn dài.
  • Mùa hoa: tháng 9-11.

Phân bố, sinh thái

Buddleja L. có 3 loài ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bản, 1997). Mật mông hoa là loài tương đối quen thuộc bởi sự phân bố phổ biến của nó ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Yên Bái, Tuyên Quang và nhiều tỉnh khác. Cây cũng có ở Trung Quốc và Lào…

Mật mông hoa thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và thường mọc ở nơi đất còn tương đối màu mỡ, rừng thứ sinh , ven rừng ẩm, nhất là trên đất sau nương rẫy cùng với những cây bụi tiên phong khác. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Hoa có tuyến mật, khi nở có nhiều ong, bướm đến hút mật, nên dễ dàng được thụ phấn. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây 2-3 năm có thể có hoa. Cành và lá thường được khai thác làm phân xanh.

Bộ phận dùng

Cụm hoa đã phơi hoặc sấy khô, thu hái khi còn là nụ, loại bỏ tạp chất, rồi phơi khô.

Thành phần hoá học

  • Hoa mật mông hoa chứa:

– Triterpen : olean – 13 (18) – en – 3 – on; ô – amyrin, euph – 8 , 24 – dien – 3 – yl acetat (butyrospermyl acetat, ; a – spinasterol; glatitol; acid vanilic (Wang Bin và cs 1996; CA. 127, 188231 u).

– Flavonoid: acacetin; apigenin; luteolin; neobudoíìcid; linarin (acaciin), luteolin – 7 – 0 – rutinosid; luteolin – 7 – 0 – glucosid và cosmosiin (Li Jiaoshe và cs, 1996; CA. 127, 202902 X)

  • Nụ hoa chứa:

– Phenylpropanoid glycosid: verbascosid; cistanosid; ß – hydroxyacteosid; poliumosid; echinacosid; martynosid.

– Flavonoid glycosid: linarin; apigenin – 7 – rutinosid.

(Zhang Huyi và cs, 1996; CA. 126,314813e)

Tác dụng dược lý

Cao nước mật mông hoa ức chế invitro tác dụng độc hại tế bào gây thực nghiệm ở tế bào gan nuôi cấy. Flavonoid của mật mông hoa là một hỗn hợp tan trong nước của hợp chất acacetin có tác dụng chống viêm.

Tính vị, công năng

Mật mông hoa có vị ngọt nhạt, tính bình mát, vào kinh can, có tác dụng nhuận gan, sáng mắt.

7. Công dụng

  • Dùng trong nhãn khoa, mật mông hoa chữa các trường hợp thong manh, mắt sưng đỏ chảy nước mắt, có nhiều tia máu đỏ, có màng mộng. Ngày dùng 3 – 6g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài, lá cây giã đắp chữa sưng lở.
  • Theo tài liệu nước ngoài, mật mông hoa phối hợp với bông mã đề sắc uống chữa sưng tấy. Rễ mật mông hoa đôi khi cũng được dùng để chữa bệnh vàng da.

8. Bài thuốc có mật mông hoa

  1. Chữa đau mắt sưng đỏ chảy nước mắt:
    – Mật mông hoa 9g; cúc hoa, kinh giới, long đởm, phòng phong, bạch chỉ, mỗi vị 4g; cam thảo 2g. Sắc uống, ngày một thang.- Mật mông hoa, cúc hoa, hạt mào gà, mỗi vị 12g; hoàng đằng 8g. Sắc uống.- Mật mông hoa, hạt muồng, hạt mã đề, cỏ dùi trống, mỗi vị 20g. Sắc với nước, rồi mài thạch quyết minh vào mà uống.
  2. Chữa bệnh dịch đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, mất ngứa, nhức đầu hoặc có sốt: Mật mông hoa, bạc hà, kinh giới, hạt muồng (quyết minh tử) sao, huyền sâm, dành dành, vỏ núc nắc, ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More