10 November 2022

0 bình luận

Mặt quỷ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mặt quỷ

Tên tiếng Việt: Mặt quỷ, Nhàu lông, Cây gạch

Tên khoa học: Morinda umbellata L.

Tên đồng nghĩa: Morinda scadens Roxb.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Tê thấp, lỵ, mụn nhọt (cả cây).

 

 

Mô tả cây

  • Dây leo có thể dài tới 10m.
  • Lá mọc đối hình trứng rộng, phía cuống hẹp lại, đầu tù hay nhọn dài 2-12,5cm, rộng 3-4cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, cuống dài 3-8cm.
  • Hoa màu trắng hợp thành hình đầu tận cùng, đường kính khoảng 6mm.
  • Quả hạch dính với nhau thành hình đầu nhiều mặt, màu cam đỏ, mỗi hoa để lại trên quả một vết tròn làm cho quả có hình thù quái dị.
  • Mùa hoa tháng 5-6; mùa quả tháng 7-8.

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh nước ta. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Chế biến:

  • Người ta dùng lá và rễ tươi hay khô, có khi hái toàn dây và lá.
  • Rễ đào về thái mỏng phơi hay sấy khô. Thường dùng không chế biến gì khác. Nhưng có người sao cho hơi vàng hoặc tẩm rượu sao.

 Thành phần hoá học

Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone.

Tính vị

Cây mặt quỷ có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc

Công dụng và liều dùng

Y học dân gian:

  • Toàn cây mặt quỷ được dùng chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương. Ngày 12-20g, sắc uống.
  • Lá và thân dùng ngoài trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da.
  • Dùng riêng hoặc phối hợp với cà gai leo, kim cang, dây gắm, dây đau xương, ngũ gia bì. Dùng ngoài cành và lá mặt quỷ để tươi, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, nấu nước tắm, mẩn ngứa.

Y học nước ngoài:

  • Ở Ấn Ðộ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ.
  • Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống.
  • Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More