10 November 2022

0 bình luận

Mít

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mít

Tên tiếng Việt: Mít, Mít dai, Bà la mật, Mác mị (Tày), Pnát (Kho)

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Artocarpus intergrifolia L.f

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Công dụng: Nhọt, hạch sưng (Nhựa lá bôi). Đái vàng, đục (Lá sắc uống). Trẻ em đái có cặn trắng (Lá sao vàng sắc uống).

 

 

Mô tả cây

  • Mít là một cây to, cao có thể tới hơn 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn.
  • Lá đơn, nguyên, dày, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm.
  • Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa cái mọc ngay trên thân hay trên cành, dài 5-8cm, dày 2-5cm. Cụm hoa đực hình chùy.
  • Qủa phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa những gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ màu xanh lục hay hơi ngả vàng. Thịt quả chín màu vàng nhạt, vị ngọt rất thơm, hạt rất nhiều

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mít được trồng khắp các tỉnh nước ta. Còn thấy cả ở Lào, Campuchia. Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Qủa non luộc làm rau ăn. Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng.
  • Dùng làm thuốc, thường người ta chỉ hay dùng lá mít tươi. Khi dùng đến mới hái.
  • Một số nơi dùng gỗ mít làm thuốc an thần, dùng gỗ tươi hay khô.

Thành phần

  • Thành phần hóa học trong toàn cây và lá có chất nhựa mủ màu trắng không rất dính. Trong múi mít khô có 11-15% đường, (fructoza, glocuza), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,60% protit, 1-2% muối khoáng bao gồm canxi (18mg%) photpho (25mt%), sắt (0,4mg%), caroten (0,14mg%), vitamin B2 (0,04%), Vitamin C (4mg%) trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% protit 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng.
  • Ngoài ra trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột nên ăn mít dễ bị đầy hơi, trung tiện nhiều năm 1990, một số nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng hạt mít chữa bệnh Sida trong gỗ mít có những hợp chất flavon như artocarpin, isoartocarpin, artocarpetin, artocarpanon, xyanomaclurin và xycloartocarpin

Công dụng và liều dùng

  • Lá mít làm thuốc lợi sữa cho trâu, bò, dê lợn và người. Phụ nữ đẻ ít sữa dùng lá mít nấu uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa. Ngày dùng 30-40g lá tươi.
  • Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những trường hợp co quắp; Mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước. Nước sẽ vẫn đục do chất gỗ và nhựa mít. Uống thứ nước đục này. Ngày dùng từ 6-10g gỗ mít mài như trên.
  • Có người còn dùng lá mít chữa ỉa chảy, táo bón, ăn không tiêu.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More