10 November 2022

0 bình luận

Mộc nhĩ trắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mộc nhĩ trắng

Tên gọi khác: Ngân nhĩ, bạch mộc nhĩ, nấm ruột gà, tuyết nhĩ

Tên khoa học: Tremella fuciformis Berk.

Họ: Ngân nhĩ (Tremellaceae)

Công dụng: chữa suy nhược sau khi ốm dậy, khô miệng, khô cổ, ho khan, đờm, táo bón, chữa huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Mô tả

  • Quả thể có dạng bản mỏng, màu trắng – trong, phân nhánh không theo quy luật nhất định, với các thùy mỏng, lượn sóng, kích thước các thủy lớn có thể tới 3 – 6 cm về chiều ngang (rộng) và 2 – 3 cm về chiều cao (dọc).
  • Toàn bộ thịt nấu (thực chất là quả thể) là dạng chất keo. Sợi nấm dưới kính hiển vi thấy có vách mỏng, bề ngang sợi 2,5 – 3um với nhiều “khóa” trên vách ngăn ngang.
  • Đảm (túi bào tử) hình trứng hoặc gần hình cầu, kích thước 10 – 12 x 9,5 – 10,5um; đảm bảo tử hình cầu, không màu, đường kính 4 – 6um.
  • Mùa có quả thể và bào tử: rải rác trong mùa.

Phân bố, sinh thái

Chi Tremella Pers trên thế giới có khoảng vài chục loài. Ở Trung Quốc đã biết khoảng ba chục loài, riêng ở Đài Loan có 26 loài (Chen C. J., 1998). Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó có loài mộc nhĩ trắng trên phân bố ở Hà Tây cũ (Ba Vì), Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát) và Thừa Thiên – Huế (Bạch Mã). Loài nấm này cũng có ở Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Nhật Bản và ở một vài nước khác ở Đông Nam Á.

Mộc nhĩ trắng là loại nấm hoại sinh, thường mọc trên gỗ mục của nhiều loài cây lá rộng ở rừng kín thường xanh ẩm. Điều kiện sinh thái quan trọng nhất để loài nấm này có thể sinh trưởng và phát triển được là môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng trực xạ (dưới tán rừng hoặc được che bóng) và nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C.

Tuy nhiên, đây cũng là loài nấm hiếm gặp và có quần thể nhỏ trong tự nhiên. Vì thế, đã có người đề nghị đưa mộc nhĩ trắng vào Danh lục Đỏ và Sách đỏ Việt Nam (Đoàn Văn Vệ, 2010).

Bộ phận dùng:

Thể quả.

Thành phần hóa học

Theo “Trung được đại từ điển” (1993) vol.I, 1631, mộc nhĩ trắng chứa các nhóm chất sau: tremelan I, reinelan, ergosterol (16,8%), ergosta – 7-en – 3β – ol (28,5%), phosphatidylethanolamin, phosphati – dylcholin, phosphatidylglycerol, phosphatidylserin phosphatidylinositiol, manosidase, N – acetyl – d – hexosaminidasa và các nguyên tố đa, vi lượng.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích miễn dịch:

Đã xác định được tác dụng kích thích miễn dịch của dịch chiết mộc nhĩ trắng (Wang et al., 1983), polysaccharid (PS) chiết từ mộc nhĩ trắng đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch do cyclosporin (Ma et al., 1992).

Tác dụng hạ cholesterol huyết:

Mộc nhĩ trắng có tác dụng làm hạ cholesterol huyết. Nguyên nhân có thể là do mộc nhĩ trắng có chứa một chất nhựa, có thể liên kết được với cholesterol và acid mật ở trong ruột và thải trừ theo phân, làm giảm tái hấp thu cholesterol và acid mật vào tuần hoàn [Kee, 1999: 117].

Tác dụng hạ glucose huyết:

Glucuronoxylomannan (GM), một polysaccharid acid được phân lập từ quả thể của mộc nhĩ trắng, khi tiêm vào phúc mạc, có tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa ở chuột nhắt trắng bình thường và chuột đái tháo đường do streptozotocin (STZ).

Tác dụng hỗ trợ chống u:

Nghiên cứu này cho những thông tin có ích về các đại phân tử mang thuốc trong hệ giải phóng thuốc (Ukai et al., 1992). Cũng có nghiên cứu cho thấy, chính polysaccharid của mộc nhĩ trắng cũng có tác dụng chống u trên tế bào sarcoma 180 (Ukai et al., 1992).

Tính vị, công năng

Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ chung, dưỡng phế, tăng tiết nước bọt.

Công dụng

Mộc nhĩ trắng được dùng để chữa suy nhược sau khi ốm dậy, khô miệng, khô cổ, ho khan, đờm, táo bón. Còn chữa huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Liều dụng mỗi ngày 3-10g sắc lấy nước, thêm đường rồi uống, có thể ngâm với nước cho nó nở hết cỡ rồi xào với thịt.

Bài thuốc có mộc nhĩ trắng

Chữa suy nhược sau khi ốm: Mộc nhĩ trắng 6g, linh chi 6g, mộc nhĩ Auricularia auricula 15g, táo tàu 30g, gừng vài lát. Nấu chín ăn. Thường thêm 50 g thịt lợn nạc, nấu ăn trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More