10 November 2022

0 bình luận

Móng tay

10 November 2022

Tác giả: thuc


Móng tay

Tên tiếng Việt: Lá móng, Móng tay, Cây nhuộm, Chỉ giáp hoa, Khau thiên

Tên khoa học: Lawsonia inermis L.

Tên đồng nghĩa: Lawsonia spinosa L.

Họ: Lythraceae (Tử vi)

Công dụng: Giảm đau, an thần, làm xe, điều kinh. Chữa bệnh ngoài da, như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt (Lá). Còn dùng nhuộm đỏ móng tay và gây sảy thai.

 

 

Mô tả cây

  • Cây lá móng tay là một cây nhỏ, cao chừng 3-4m, thân nhẵn hoặc có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng, hai đầu bẹp, nhất là phía cuống, dài 2-3cm, rộng 1-1,5cm.
  • Hoa trắng đỏ, mùi thơm, nhỏ, mọc thành chùy ở đầu cành.
  • Qủa ngang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày phía dưới xốp.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, người ta trồng để xuất cảng
  • Cây lá móng tay ưa đất màu, ẩm nóng. Trồng bằng hạt. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50-60oC sau đó gieo thẳng vào vườn ươm. Sang năm thứ 2, 3 bắt đầu thu hoạch. Cắt cành phơi khô ngoài nắng có nơi phơi trong bóng râm. Mỗi năm có thể cắt hai lần. Khi hái để lại gốc cao 50cm để cho cây lại phát triển. Một cây trồng có thể thu hoạch trong vòng 10-12 năm. Nếu hái cẩn thận có thể thu hoạch trong 20-30 năm. Hằng năm Ai cập xuất cảng tới 1.000 tấn, Iran có thể xuất cảnh tới 1.200 tấn lá.
  • Chủ yếu người ta dùng lá phơi khô, để nguyên hay tán bột. Các bộ phận khác như thân, rễ, hoa cũng được dùng làm thuốc, nhưng ít hơn .

Thành phần hóa học

  • Hoa có mùi thơm rất nồng. Từ hoa người ta cất một thứ tinh dầu với tỷ lệ 0,02% dùng trong kỹ nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Tinh dầu màu nâu sẫm rất thơm (theo Antia M.B và Kaushal, Ấn Độ, 1950)
  • Lá chứa một thuộc chất quinon gọi là Lawone có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài ra, trước đây người ta còn thấy trong lá móng tay có 7-8% tanin, 6% chất béo, 1,20% tinh dầu, 2-3% chất nhựa, 2% chất màu có tinh thể hình kim màu vàng da cam, chất màu này là một chất khí có màu đỏ, do đó bột có màu xanh nhạt ở giữa, màu đỏ xung quanh.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu 209 P (1cm), Typhi 91,2cm), Flexneri (0,8), Shiga (1,2cm), Sonnei (0,5cm), Subtilis (0,8), trực trùng Coli gây bệnh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm)

Công dụng và liều dùng

  • Trước đây ở Việt Nam, nhân dân thường dùng lá móng tay để nhuộm đỏ móng tay, móng chân trong dịp Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch)
  • Còn dùng chữa hắc lào, bệnh da vàng, bệnh hủi, lở loét. Người ta cho rằng lá móng tay có tác dụng làm cho tóc và móng tay chóng mọc. Lá móng tay tươi giã nát trộn với giấm thanh dùng để chữa bệnh ngoài da.
  • Tại Châu Âu, người ta dùng lá móng tay để chế mỹ phẩm và làm thuốc nhuộm tóc. Tại một số nước, người ta dùng vỏ thân cây làm thuốc chữa bệnh gan, bệnh tủy sống lưng, chữa tê bại nhức mỏi. Có khi còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, có thể gây sẩy thai. Nhân dân Campuchia dùng để làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, viêm khí quản
  • Hiện nay người ta còn dùng lá móng tay phối hợp với dầu mù tạt để trị hói đầu

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More