10 November 2022

0 bình luận

Mua đỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mua đỏ

Tên tiếng Việt: Mua đỏ, Mua hoa đỏ

Tên khoa học: Oxyspora paniculata (D.Don) DC.

Tên đồng nghĩa: Arthostemma paniculata D.Don

Họ: Melastomaceae (Mua)

Công dụng: Ho, thổ huyết, phong tê thấp (Rễ). ỉa chảy, lỵ amíp, trẻ em cam tích (Lá). Còn dùng chữa đau dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều (Rễ).

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1 – 2m, có khi hơn. Thân cành hình trụ có lông tơ rải rác, khi non màu hồng, sau màu đỏ.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc mác thuôn, dài 8 – 17cm, rộng 1,5 – 5cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, hai mặt có lông cứng, gân lá 5 hằn rõ ở mặt trên và nổi lên ở mặt dưới, có màu đỏ máu; cuống lá dài 1 – 2cm, có màu đỏ, lông mềm dày.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim phân đôi, rất ngắn; lá bắc to, có lông ngắn ở lưng và lông mi ở mép; hoa to 3 – 5, màu hồng hoặc tím; đài màu lục phủ lông ngắn, có 5 – 7 răng hình tam giác hoặc kinh mác hẹp; tràng 5-7 cánh hình thìa, nhẵn; nhị 10-14 có bao phấn màu đỏ ở những nhị to và màu hồng ở những nhị nhỏ, trung đới màu vàng cam, có 2 tai nhỏ ở gốc, chỉ nhị màu vàng; bầu hình cầu và hàn liền ở nửa dưới.
  • Quả mọng, dai, có lông dài.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Mua đỏ phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia (Sumatra, Borneo), Nam Trung Quốc; đảo Moluccas, Lesser Sunda và Việt Nam. Ở Việt Nam, mua đỏ phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi, đôi khi thấy cả ở vùng đồi trung du. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Khi còn nhỏ chịu bóng; thường mọc lẫn với một số cây bụi hay cây gỗ nhỏ ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh hoặc trong các trảng cây bụi ưa sáng trên đất nương rẫy đã bỏ hoang. Độ cao phân bố từ 200 đến 1500m.

Mua đỏ có thể sống được trên nhiều loại đất, tuy nhiên so với một vài loài mua khác như M. candidum D.Don; M. dodecandrum. Lour., đất có mua đỏ còn màu mỡ và ít chua hơn. Mua đỏ ra hoa quả gần như suốt mùa mưa ẩm. Hoa thường thụ phấn nhờ côn trùng, gió hoặc tự thụ phấn; quả chín rụng xuống đất hoặc chim ăn, tạo điều kiện cho hạt phát tán đi xa.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Toàn cây mua đỏ có flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, đường (Trung dược từ hải I, 1993).

Tác dụng dược lý

Các tanin dimer và trimer trong các loài Melastoma có hoạt tính diệt vi khuẩn và kháng virus. Có nơi người ta dùng mua đỏ cùng với Melastoma maiabathricum không phân biệt. M. malabathricum có phổ kháng khuẩn rộng đối với các vi khuẩn gram dương, điều này xác minh việc sử dụng trong y học dân gian trị vết đứt, bỏng và vết thương. Hoạt tính kháng tụ cầu khuẩn vàng xác minh việc sử dụng cây này trị áp xe, nhọt và sưng tấy do nhiễm khuẩn. Cao lá có tác dụng ức chế phù thực nghiệm tai thỏ. Nobotanin B phân lập từ M. marabathricum có hoạt tính chống HIV in vitro.

Tính vị, công năng

Rễ mua đỏ có vị đắng, có tác dụng kích thích, tăng trương lực. Lá và quả có tác dụng cầm máu, lợi liêu hóa và trừ lỵ.

Công dụng

Toàn cây mua đỏ được dùng trị tiêu chảy, lỵ và khí hư do tác dụng làm sàn. Dùng ngoài, lá tươi giã đắp chữa vết thương, sưng tấy. Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh về gan, vàng da, nước hãm rễ dùng uống trị đau đầu, choáng váng. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây, nhất là rễ trị tiêu chảy, đại tiện ra phân đen, rong kinh, vết thương chảy máu. Với liều 30g rễ khô (90g rễ tươi) sắc uống. Giã lá khô thành bột dùng ngoài để cầm máu vết thương.

Trong dân gian lá mua đỏ chữa mụn nhọt, sâu quảng, sưng khớp, tê thấp và cam tẩu mã, rễ chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán thành bột đắp.

Bài thuốc có mua đỏ:

Chữa tiêu chảy, lỵ cấp tính: Mua đỏ (40g, cây tươi) hoặc (20g, cây khô); chỉ xác, mộc thông, hạt muồng (sao), ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More