10 November 2022

0 bình luận

Mua tép

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mua tép

Tên tiếng Việt: Mua tép

Tên khoa học: Osbeckia nepalensis Hook.f.

Họ: Melastomaceae (Mua)

Công dụng: Viêm gan thế hoàng đản, viêm ruột, lỵ, ngoại thương ứ huyết (Rễ).

 

Mô tả

  • Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 40 – 60cm. Thân mọc thẳng đứng có 4 cạnh và lông thô dính, cành có cạnh, màu đỏ nhạt, phủ lông cứng ngắn. Lá đối, hình bầu dục, dài 3 -7cm, rộng 0,5 – 1,5cm, gốc tù, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt có lông thô; gân 5 nổi rõ ở mặt dưới; cuống rất ngắn 1mm hay hơn.
  • Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành đầu; hoa màu hồng hoặc tím hồng, đài có 4 răng hình tam giác nhọn, có lông ở mép, ống đài ngắn có vảy dạng răng cưa ở giữa; tràng 4 cánh rời; nhị 8, bao phấn màu vàng; bầu có lông cứng ở đỉnh.
  • Quả nang, hơi hẹp lại ở đầu và phẳng; hạt hình móng ngựa, mặt ngoài có u nhỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 3-8

Phân bố, sinh thái

  • Chi Osbeckia L. ở Việt Nam có 10 loài phân bố rải rác khắp các vùng núi và trung du. Cây mua tép cũng thấy ở hầu hết các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, các tỉnh ở Tây Nguyên và có thể ở các đảo lớn dọc theo bờ biển. Mua tép còn có ở khu vực nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á như Ân Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Nam Trung Quốc.
  • Cây ưa sáng, thường mọc lẫn với các loài cỏ khác ở ven đồi, nương rẫy hay trên các ruộng cao ở vùng núi và trung du nhưng đã bỏ hoang. Mua tép có thể sống được trên nhiều loại đất kể cả đất bị rửa trôi nhiều, rất chua (pH 4- 5). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng; nhân giống tự nhiên từ hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Mua tép chứa acid 2 – furoic, acid ursolic, acid succinic, quercelin và daucosterol (Compendium of Indian medicinal plants, vol. 5. 1990 – 1994, 1998).

Tính vị, công năng

Mua tép có vị cay hơi ngọt, mùi thơm, tính bình, vào 3 kinh phế, tỳ và đại tràng, có tác dụng thông phổi, trừ ho hen, thanh nhiệt, giải độc, làm săn, thu liễm, cầm máu.

Công dụng

Mua tép được dùng chữa viêm phế quản, hen, lao phổi ho ra máu, đau họng, ho gà, lỵ cấp tính, viêm ruột, lỵ amíp. Còn chữa băng huyết, hậu sản đau bụng, cảm mạo. Ngày 30 – 60g toàn cây sắc uống. Để chữa viêm chân răng có mủ, đau răng, lấy toàn cây mua tép cắt nhỏ, sắc đặc, ngậm, ngày 3-4 lần.

Bài thuốc có mua tép:

Chữa viêm phế quản, hen, ho, đau họng:

Mua tép 30g, thịt lợn nạc 125g, nấu nhừ, ăn làm nhiều lần trong ngày. Có thể lấy rễ, rửa sạch, nhai, nuốt nước dần để chữa đau họng, ho, ho ra máu; hoặc lấy lá tươi 30 – 40g, giã nát với một ít muối, ép lấy nước uống, bã đắp chữa đau họng.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More