10 November 2022

0 bình luận

Mùi tàu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mùi tàu

Tên tiếng Việt: Mùi tàu , Hồ truy, Ngò gai, Ngò tàu, Phiắc hom nam

Tên khoa học: Eryngium foetidum L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Sốt, bổ thần kinh, đau dạ dày, đau tức ngực, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột ỉa chảy (cả cây sắc uống).

 

 

Mô tả cây

Cỏ mọc hằng năm, nhẵn, thân đơn độc, chia cành ở đầu ngọn, cao 0,15 đến 0,50m. Lá ở gốc mọc thành hoa thị, mỏng, hình mác thuôn dài, mép có răng cưa, răng hơi có gai. Lá trên thân nhiều răng cưa hơn, gai sắc hơn, xẻ 3 đến 7 thùy. Cụm hoa hình đầu hình bầu dục, hay hình trụ, tổng bao gồm 5-7, lá bắc hình mác hẹp, mỗi bên có 1-2 răng, trên đầu có một gai nhọn. Quả hình cầu hơi dẹt, đường kính 2mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Người ta cho rằng cây này nguồn gốc ở châu Mỹ. Một số nơi trồng để làm rau ăn.
  • Thường người ta hái tươi về dùng. Một số nơi hái về phơi khô trong mát dùng dần.

Thành phần hóa học

Toàn cây có tinh dầu. Thành phần tinh dầu chưa thấy được nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Chủ yếu mới thấy nhân dân dùng lá tươi làm gia vị ăn sống hoặc nấu chín.
  • Một số người nấu chung với bồ kết để gội đầu.
  • Một số người khác dùng làm thuốc chữa đầy hơi, ăn uống kém tiêu, cảm mạo, sốt.
  • Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc hãm. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Đơn thuốc có mùi tàu

Chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu

Mùi tàu khô 10g, cam thảo nam 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống lúc nóng.

Chữa sốt nhẹ

30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hồi sẽ hạ được sốt.

Long đờm

Khi cảm cúm, sổ mũi, đờm thường ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và khó chịu cho người bệnh. Dùng rau mùi tàu sắc lấy nước uống để tống phần đờm còn ứ trong cổ họng ra.

Trị viêm kết mạc

Lấy mùi tàu tươi đem phơi trong mát cho khô, sau đó đem đi sắc lấy nước. Dùng phần nước này rửa mắt viêm kết mạc là được.

Bài thuốc trị nám da

Một nắm rau mùi tàu tươi. Đem thái vụn nguyên liệu và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã và dùng nước để thoa đều lên mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.

Trị mụn đỏ, mẩn ngứa cho trẻ

Cần 1 nắm ngò gai tươi. Rau ngò giã nát rồi ép lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Chú ý đến phản ứng trên da trẻ, nếu có kích ứng thì lập tức rửa sạch ngay.

Chữa hôi miệng

Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More