10 November 2022

0 bình luận

Muối ăn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Muối ăn

Tên tiếng Việt: Thực diêm, Muối ăn

Tên khoa học: Natrium chloridum crudum

Công dụng: Có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.

Thành phần hóa học

Trong muối ăn chủ yếu có natri clorua, còn có lẫn nhiều tạp chất khác như Kali Clorua, Magiê Clorua, Muối Canxi, Magiê, Sunfat, Sắt v.v…

Công dụng và liều dùng

  • Tây y đã xác định vai trò quan trọng của muối trong cơ thể và hay dùng muối dưới dạng tinh khiết để chế huyết thanh mặn đẳng trương và ưu trương tiêm hoặc rửa vết thương (xem các sách tây y).
  • Trong tài liệu cổ, người ta coi muối có vị mặn, tính hàn không độc, vào 3 kinh thận, tâm và vị, có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc. Dùng trong những trường hợp nhiệt kết trong ruột và dạ dày, táo bón, đau răng, mắt đỏ đau, gây nôn mửa, chữa hạ bộ lở ngứa.
  • Trong các sách cổ người ta còn ghi những người huyết hư, ứ trệ, thủy thũng (phù) không được dùng.
  • Ngày dùng 1 đến 3g; nếu để gây nôn mửa dùng luôn một lúc 10-20g.

Đơn thuốc có muối ăn dùng trong nhân dân

  1. Cổ họng sưng đỏ, đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm; ngậm tan lại lấy hạt khác ngậm cho đến khi khỏi đau.
  2. Chữa ho cảm: Cho muối vào múi chanh, ngậm cho tan dần. Những người không chịu được chua có thể chỉ ngậm muối không thôi.
  3. Chữa đau bụng: Lấy muối sao cho nóng, bọc vào miếng vải chườm vào rốn và lưng.
  4. Chữa răng lung lay, lở lợi: Pha nước muối, ngậm luôn trong 5 ngày liền.
  5. Chảy nước mắt: Pha nước muối rửa mắt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More