10 November 2022

0 bình luận

Muống biển

10 November 2022

Tác giả: thuc


Muống biển

Tên tiếng Việt: Muống biển, Rau muống biển

Tên khoa học: Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.

Tên đồng nghĩa: Ipomoea biloba Forsk.

Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm)

Công dụng: Phù thũng, cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay nhức mỏi, thông tiểu (Rễ và cả cây sắc uống). Rắn cắn, nhọt độc (Lá giã nước uống, bã đắp).

 

Mô tả cây

Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Lá mọc cách, gần như hình vuông, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu, cuống dài 5-7cm, có khi tới 12cm, phiến lá dài 4-6cm, rộng 5- 7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Hoa lớn, màu hồng tím, giống như hoa rau muống, mọc thành xim ít hoa ở kẽ lá, cuống chung dài 2-4cm, 5 nhị màu trắng đính vào cuối tràng hoa, bao phấn chia 2 ngăn nứt theo chiều dọc, tua nhị phình to phía dưới, có lông. Bầu thượng. Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Dây mọc bò lan trên mặt đất; bò lan đến đâu, rể mọc đến đấy.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Muống biển mọc hoang ở khắp ven biển ở nước ta: Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, An Giang, Minh Hải (Rạch Giá, Bạc Liêu v.v…) ít khi trồng, muốn trồng thì trồng bằng cành vào mùa mưa, trên đất phù sa. Thu hái vào tháng 5 tháng 6. Hái lá cành non, phơi khô. Có khi dùng cả rễ và dây.
  • Muống biển còn mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Ấn Độ v.v….

Thành phần hoá học

Toàn thân có chất nhầy. Những chất khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân dùng muống biển làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, môi, thông tiểu tiện, chữa thủy thũng, đau bụng.
  • Dùng ngoài, lá muống biển tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ. Hoặc phơi khô, tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
  • Tại Campuchia, có nơi dùng lá giã nhỏ, trộn với lá dây đau xương, củ sả và vỏ dừa đốt lấy khói xông lên chỗ trĩ hậu môn.
  • Liều dùng hằng ngày: 20-30g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc xông.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More