10 November 2022

0 bình luận

Nấm mộc nhĩ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nấm mộc nhĩ

Tên tiếng Việt: Mộc nhĩ, Nấm tai mèo

Tên khoa học: Auricularia polytricha Sacc.

Họ: Auriculariaceae

Công dụng: Kiết lỵ, băng huyết, rong huyết, táo bón.

Mô tả cây

Loại nấm mọc trông giống tai người (mộc:gỗ; nhĩ: tai) ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Thể quả chất keo, thời kỳ đầu hình chén, dần biến thành hình cái tai, hoặc hình lá, đại bộ phận phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn. Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu xám đỏ, nhiều khi màu tím. Đường kính có thể tới 15cm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hoè, dâu tằm. Hiện được sản xuất công nghiệp.

Hái về phơi hoặc sấy khô. Khi dùng làm thuốc thì sao cháy.

Thành phần hoá học

Trong 100g mộc nhĩ chứa protein 10,6g, lipid 0,2g, glucid 65g, celulose 7g, Na 63mg, K 856mg, Ca 357mg, Fe 56,1mg, P 201mg, caroten 20mcg, vitamin B1, B2, PP (Viện Dinh dưỡng).

Công dụng và liều dùng

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình , vào 2 kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí.

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc bột sao cháy, tán bột chia làm nhiều lần dùng trong ngày.

Mộc nhĩ mọc trên cây liễu sắc chữa nôn mửa.

Chữa kiết lỵ: Mộc nhĩ 20g, núm quả chuối tiêu 10g, dạ cẩm 10g, mã đề 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More