10 November 2022

0 bình luận

Nàng nàng lá to

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Nàng nàng lá to

Tên gọi khác: Bọt ếch lá to, tu hú lá to, tử châu lá to

Tên khoa học: Callicarpa macrophylla Vahl

Tên đồng nghĩa: Callicarpa roxburghii Wall.

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Công dụng: trị các loại chảy máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết, ho khạc ra máu, chảy máu cam, đái ra máu; vết thương hở xuất huyết, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, trị phong thấp, đau nhức xương.

Mô tả

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ dạng bụi, cao 3 – 5m. Thân hình trụ, phần nhiều cành. Cành non hơi có cạnh và có lông mịn hình sao, màu xám nhạt.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc trái xoan – mũi mác, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép có răng nhỏ đểu, hai mặt có lông ngắn hình sao, màu trắng hoặc xám, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, ngắn, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim phân đôi; lá bắc nhọn và thẳng, hoa nhiều màu tía; đài hình đấu, 4 răng rất nhỏ, phủ lông hình sao, tràng có ống ngắn, 4 cánh nhẵn hoặc hơi có lông, nhị 4, thò ra ngoài tràng, bầu nhẵn.
  • Quả hạch nhẵn.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 5, mùa quả: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Callicarpa L. trên toàn thế giới có khoảng 140 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu; ở Việt Nam có 20 loài. Loài nàng nàng lá to trên phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, tới độ cao khoảng 1.300m (Tế Xăng – Kon Tum). Bao gồm: Sơn La (Mường La); Điện Biên (Diện Biên Đông); Bắc Cạn (Ba Bể); Quảng Ninh (Hoành Bồ, Đồng Quang); Hà Tây cũ (Ba Vi); Ninh Bình (Cúc Phương); Nghệ An (Tân Kỳ: Tiên Kỳ; Con Cuông; Tương Dương; Tam Hợp); Hà Tĩnh (Khe Lét); Kon Tum (Đăk Glei, Tu Mơ Rồng: Tế Xăng); Khánh Hoà (Khánh Vĩnh)…

Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Nể Pan, Srilanka, Butan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia.

Bộ phận dùng:

Rễ, lá.

Thành phần hóa học

Lá chứa luteolin, apigenin, luteolin – 7 – O – glucuronil, apigenin – 7 – O – glucuronid, 3, 3 – trimethoxy – 4′, 5-dihydroxyplavon.

Nàng nàng lá to còn chứa calliterpenon (=3’OXO-13β-kauran-16α, 17-diol) acetat (=16α, 17- isopropylideno-3-OXO-fhyllocla-dan), cafliphyllin, acid betulinic, 5, 4′-dihydroxy-3, 7- dimethoxyflavon và β-sitosterol, 3β-16α, 17- trihydroxyphyllocladan.

Tác dụng dược lý

Tác dụng cầm máu: Lá khô hoặc rễ khô cây nàng nàng lá to có tác dụng cầm máu là do làm co mạch và tăng kết tụ tiểu cầu [Kee, 1999: 355].

Độc tính cấp: Độc tính cấp của cao khô nàng nàng lá to được xác định bằng cách tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy, đã dùng đến liều 1000 mg/kg, chuột không chết, chứng tỏ cao nàng nàng lá to có độc tính thấp. Cao khô nàng nàng lá to được chế tạo bằng cách dùng toàn cây nàng nàng lá to bỏ rễ, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50%; sau đó cô dưới áp suất giảm cho đến thể chất cao khô [Bhakuni et al., 1971, III: 91].

Công dụng

Lá nàng nàng lá to được dùng trị các loại chảy máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết (nôn ra máu); khái huyết (ho khạc ra máu); chảy máu cam, đái ra máu; vết thương hở xuất huyết, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng, ngày 20 – 40g sắc nước uống.

Với các bệnh tổn thương xuất huyết bên ngoài, nên kết hợp dùng ngoài, lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp.

Rễ được dùng trị phong thấp, đau nhức xương, ngày dùng 40 – 60g sắc kĩ với nước, uống.

  • Ở Trung Quốc, chủ yếu dùng nàng nàng lá to để điều trị các bệnh xuất huyết như thổ huyết, khái huyết, tiện huyết (đái ra máu), chảy máu cam, lao xuất huyết. Ngày dùng 15 – 60g sắc uống. Rễ được dùng chữa đau xương, phong thấp [TDTH, 1993, 1: 271; Kee, 1999: 355].
  • Ở Ấn Độ, nhân dân lấy lá hơ nóng, đắp lên chỗ khớp xương sưng đau để chữa thấp khớp [Srivastava, 1989: 22; Nadkarni, 1999: 235]. Dầu của rễ có mùi thơm, có tác dụng lợi tiêu hoá, kiện vị, để điều trị rối loạn hoạt động dạ dày (Chopra, 2001: 45: Kirtikar, et al., 1998, III: 1922).
  • Trong y học Ayurveda (Ấn Độ), nàng nàng lá to được dùng điều trị lỵ ra máu, các chứng xuất huyết. Còn được dùng chữa sốt, có cảm giác bỏng rát và rối loạn tiết niệu (Sarim, 1996).

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>