10 November 2022

0 bình luận

Nắp ấm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nắp ấm

Tên tiếng Việt: Nắp ấm, Nắp ấm hoa đôi

Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce

Họ: Nepenthaceae

Công dụng: Mụn nhọt, lợi tiểu, phù thũng, ỉa chảy (cả cây sắc uống).

 

Mô tả cây

  • Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, nửa ôm vào thân, phần lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía đầu lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước.
  • Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu hủy sâu bọ.
  • Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái. Lá đài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá đài, 16- 20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thùy. Quả nặng, hạt mảnh và dài.
  • Ngoài cây nắp ấm Nepenthes mirabilis kể trên, còn thấy có N. annamensis, N. thorelli H. Lee., N. Geoffrayi Lee.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Nắp ấm là một cây chủ yếu mọc hoang dại ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc chỉ mới gặp ở Vĩnh Linh.
  • Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.

Thành phần hóa học

  • Hiện nay chỉ mới biết rằng trong cây nắp ấm có một chất dịch gần giống mủ trong lá, thân cây đu đủ, nhưng tác dụng yếu hơn nhựa đu đủ.
  • Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

Công dụng và liều dùng

  • Y học cổ truyền phương đông cho rằng cầy nắp ấm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khát (theo Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám, Khoa học xuất bản xã, 1972, 11, 72).
  • Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (Tư liệu YHCT Đông phương, 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đờm, chỉ thống (làm hết đau). Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm có tác dụng chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tràng, sỏi niệu quản, huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà. Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More