10 November 2022

0 bình luận

Ngải chân vịt

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ngải chân vịt

Tên tiếng Việt: Ngải chân vịt, Tăng ky, Rau bốn mùa, Tan qui

Tên khoa học: Artemisia lactiflora Wall. ex DC.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan (cả cây sắc uống). Vết thương chảy mú (cả cây giã đắp).

 

Mô tả

  • Cây thảo thơm, cao 0,8-1,5m. Thân thẳng, có rãnh dọc, màu tím tía. Lá có phiến một lần kép gồm 3-5 lá chét xoan, to đến 5x 3,5cm, lúc khô đen, không lông, gân phụ 2-3 cặp, mép có răng to, thưa. Nhánh không dài, mang các hoa đầu nhóm thành chuỳ, không cuống, màu trăng trắng, cao 4-6mm.
  • Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, hoa hình ống, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Quả bế không có lông mào.
  • Lá kép chân vịt, hoa đầu trắng, thành chùy
  • Hoa quả vào mùa hè, thu.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Artemisiae Lactiflorae, thường gọi là Bạch bao hao.

Nơi sống và thu hái

Cây được trồng ở các vùng miền núi. Thu hái cây quanh năm, tốt nhất là lúc cây chưa ra hoa, dùng tươi hay phơi trong râm mát cho khô.

Tính vị, tác, dụng

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù, hoạt huyết, tán ứ…

Công dụng:

  • Vị ngọt, hơi đắng, tính bình.
  • Thường dùng chữa: Kinh nguyệt không đều, bế kinh; Viêm gan mạn tính, viêm gan vàng da; Viêm thận, phù thũng, bạch đới; Khó tiêu, đầy bụng, thoát vị. Dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Dùng ngoài chữa đòn ngã, vết thương chảy máu, bỏng loét, eczema. Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nghiền thành bột băng bó vết thương.

Đơn thuốc:

  1. Vô kinh hoặc đau bụng trước kỳ kinh: Ngải chân vịt tươi 30-60g đun với rượu và nước và uống với ít đường.
  2. Bạch đới: Ngải chân vịt tươi 30-60g, sắc uống.
  3. Bầm dập: Ngải chân vịt tươi 60g, củ Hẹ tươi 30g, giã chung và tẩm rượu dùng đắp.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More