10 November 2022

0 bình luận

Ngâu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ngâu

Tên tiếng Việt: Ngâu

Tên khoa học: Aglaia odorata Lour.

Tên đồng nghĩa: Aglaia duperreana Pierre

Họ: Meliaceae (Xoan)

Công dụng: Quả và rễ làm thuốc gây nôn. Lá chữa ghẻ. Hoa chữa khí uất ngực đau nhói, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, sốt, vàng da, hen suyễn. Cành lá chữa đòn ngã tổn thương, ung nhọt. Tinh dầu sát tùng

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỡ, để bình thường có thể cao 4-7m.
  • Lá kép lông chim lẻ, có 2-3 đôi lá chét nhỏ hình trứng ngược, đầu tù, cuống lá có cánh. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, hình cầu nhỏ, cuống dài mảnh. Hoa nhỏ màu vàng, rất thơm, lưỡng tính hay đực do nhụy tiêu giảm đi.
  • Quả hạch màu đỏ. Hạt có áo hạt

Phân bố thu hái và chế biến

Cây được trồng khắp nơi làm cảnh và lấy hoa để ướp chè. Hoa hái vào lúc đã chín vàng nhạt và thơm. Phơi hay sấy khô để dành. Lá hái dùng tươi. Có thể hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng dùng ướp chè cho thơm, hoa và lá ngâu dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi dùng nấu tắm ghẻ. Không kể liều lượng.

Chú thích:

Ngoài cây ngâu nói trên người ta còn dùng cả hoa và lá cây ngâu dại – Aglaia odorata Lour. var. chaudocensis (Pierre) Pell, hay Aglaia chaudocensis Pierre.

E. Đơn thuốc có cây ngâu:

  1. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.
  2. Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10g, rượu 50g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 5 ngày, ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống liền 5 ngày.
  3. Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.
  4. Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g, ké đầu ngựa 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More