10 November 2022

0 bình luận

Ô liu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ô liu

Tên khoa học: Olea europea L.

Họ: Nhài (Oleaceae).

Công dụng: làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường.

Mô tả

  • Cây gỗ, cao 10 – 15m, sống lâu năm. Thân phân cảnh nhiều, vỏ sần sùi, màu xám.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1,5 – 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhỏ, mẫu 4, màu trắng lục.
  • Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 – 2,5cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều.

Bộ phận dùng:

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 – 3%

Các thành phần khác là:

  • Flavonoid: luteolin và glucosid của nó, olivin, rutin, glycosid của apigenin
  • Cholin
  • Các dẫn chất triterpen: 3 – 4% gồm acid oleanolic
  • Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10-20% carbohydrat, 5-10% protid, 2% oleoropeosid.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 – 80% và acid linoleic 7- 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic. Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D.

Hạt chiếm 20 – 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 – 40% dầu béo.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi sinh vật:

Acid maslinic phân lập từ lá và quả cây oliu có tác dụng kháng Coccidium gây nhiềm bệnh ở gà. Cao lá oliu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 3 loại vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococus aureus. Cao lá oliu và ole là nguồn thuốc kháng vi rút trong tự nhiên được sử dụng lâu đời và không có hại đến sức khỏe.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp:

Chiết phẩm từ lá oliu có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng thí nghiệm. Chất methyl maslinat phân lập từ lá oliu có tác dụng gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Tác dụng chống viêm, giảm đau:

Lá và quả oliu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ, và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuổi.

Tác dụng trên chuyển hóa:

Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein lá hoạt chất của lá oliu có tác dụng chống oxy hóa để làm giảm stress và sự tăn đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng được dùng thay thế canh-kina.
  • Dầu thịt quả không mùi, vị nhạt, có công năng làm mềm làm dịu và nhuận tràng.

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lợi mật, hoi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, thuốc mỡ, thuốc thụt (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 – 10g lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0,5g.

  • Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bởi ngoài da. Lá dược đun làm thuốc hãm hoặc chiết bằng ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.
  • Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng là ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp, nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000: 32).
  • Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng được dùng làm thuốc bổ đẳng thay thế cho canh kina để kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là “virgin oil”, dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng, thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mở, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu được dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gồm từ chỗ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tập 2: 1534] [Nadkarni, 1999: 870].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More