10 November 2022

0 bình luận

Phèn chua

10 November 2022

Tác giả: thuc


Phèn chua

Tên tiếng Việt: Minh phàn, Khố phàn, Phèn chi, Bạch phàn

Tên khoa học: Alumen

Công dụng: Dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ.

Nguồn gốc, tính chất và chế biến

  • Phèn chua có thể chế từ một nguồn nguyên liệu thiên nhiên gọi là minh phàn thạch (Alunite) có công thức K2SO4.Al2(SO4)3, 4Al(OH)3 thường lẫn ít sắt. Người ta nung đá minh phàn sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.
  • Có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, rồi trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.
  • Còn nhiều phương pháp chế tạo khác. Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.

Thành phần hóa học

Phèn chua là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức của phèn chua là K3SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Công dụng và liều dùng

  • Phèn chua là một vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y. Theo tài liệu cổ phèn chua có vị chua, lạnh (hàn), không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ.
  • Còn dùng làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu, các loại xuất huyết.
  • Ngày uống 0,3-1g khô phàn. Có thể uống tới 2-4g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phèn chua

  1. Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính: Phèn chua 100g, rang lên cho hết nước để có phèn phi hay khô phàn. Tán nhỏ. Ngày dùng 0,5-1g chia làm nhiều lần, uống chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, đi tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm nhân dân).
  2. Chữa rắn cắn: Phèn chua, cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 3-6g, chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm.
  3. Chữa khí hư bạch đới: Sà sàng tử, khô phàn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên hay sắc nước dùng rửa âm hộ, chữa khí hư.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More