10 November 2022

0 bình luận

Quạ đen

10 November 2022

Tác giả: thuc


Quạ đen

Tên tiếng Viêt: Quạ đen, Quạ

Tên khoa học: Corvus macrorhynchos Wagler

Họ: Quạ (Corvidae)

Công dụng: Có tác dụng khử phong, trấn kinh chữa hen suyễn.

Mô tả

Thân dài, đầu tròn dẹt, cổ rộng rất ngắn, mắt nâu. Mỏ to dày, chân đen. Bộ lông màu đen có ánh xanh tím. Loài quạ khoang (Conlis torquatus Lesson) có một khoang màu trắng rộng ở vòng cổ và ngực, cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Quạ đen phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Đó là loài chim định cư, sống phổ biến ở đồng bằng, trung du, vùng đồi núi thấp, nơi có người ở và trồng trọt. Đôi khi gặp cả quạ đen và quạ khoang cùng kiếm ăn. Chim làm tổ đơn độc hay tập đoàn trên cây cao, ghép đôi vào mùa sinh sản, đẻ trứng vào mùa hè thu, mỗi lứa 3 – 4 trứng màu xanh da trời có vân màu đỏ nâu.

Thức ăn của quạ đen gồm động vật như chuột, giun, nhái, chim non, gà con và thực vật như lúa, hạt lạc, hạt ngô.

Bộ phận dùng

Xương quạ đen, được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là ô nha cốt. Còn dùng máu và lông cánh quạ đen.

Tính vị, công năng và công dụng

Quạ đen có vị chua, chát, tính bình, không độc, có tác dụng khử phong, trấn kinh chữa hen suyễn. Mỗi lần dùng 1 bộ xương quạ đen ngâm nước nóng, cạo sạch thịt còn sót lại, chặt nhỏ cùng với tầm gửi cây gạo (20 – 30 g) cắt ngắn. Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Có người còn dùng máu quạ đen uống với ít rượu ngay sau khi cắt tiết chim cũng với công dụng chữa hen. Lông cánh quạ đen (12 – 16 g) đốt thành tro, tán nhỏ, trộn với giấm bôi để rút mũi kim đâm vào da thịt không ra được (Nam dược thần hiệu).

Ghi chú: Hiện nay, quạ khoang có số lượng giảm sút nghiêm trọng trong thiên nhiên và đã dược ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More