10 November 2022

0 bình luận

Quả mắc nưa

10 November 2022

Tác giả: thuc


Quả mắc nưa

Tên tiếng Việt: Quả mắc nưa, Mặc nưa, Mac leua (campuchia)

Tên khoa học: Diospyros mollis Griff

Họ: Ebenaceae (Thị)

Công dụng: Trừ giun sán.

 

Mô tả cây

  • Mắc nưa là một cây cao 10-20m có cành và những bộ phận khác của cây, lá đầu có lông, sau không có lông. Lá mọc so le, hình trứng dài, nguyên, mặt dưới mờ, mặt trên nhẵn, phiến lá dài 5,5-13cm, rộng 5,5-7cm cuống có lông dài 3-6mm.
  • Hoa đơn tính, nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đực mọc thành xim ngắn, có lông, mang ít hoa: từ 1-3 hoa, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá. Qủa hình cầu, đường kính 20-30mm, nặng khoảng 8-12g, mỗi quả chứa 3-6 hạt, vỏ lúc còn nhỏ màu xanh tươi, sau ngã vàng xanh hay vàng hồng. Một cây mắc nưa cho khoảng 100-500kg quả mỗi năm

Phân bố, thu hái và chế biến

Mắc nưa được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, nhiều nhất vùng Tân Châu, còn thấy trồng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Từ Quảng Bình trở vào có một cây rất gần mang tên cây mun-Diospyros mun H. Lec cùng họ cũng được khai thác như mắc nưa với cùng một công dụng.

Thành phần hóa học

  • Trong quả mắc nưa có hợp chất hydroquinon, tanin (khoảng 10% tanin catechic), hợp chất sterolic, axit hữu cơ, men oxydaza, cũng không có ancaloit và flavon
  • Trong môi trường axit, Nguyễn Bá Tước đã dùng ete chiết được từ quả mắc nưa một chất hydroquinon, kết tinh hình kim trắng nhạt trong cồn 30o , độ chảy 250-251oC, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ (trừ trong ete dầu hỏa). Dưới tia ngoại tím cho huỳnh quang màu xanh tím. Công thức thô được xác định là C12H12O2
  • Nguyễn Bá Tước đã đề nghị gọi chất này là diospyroquinon có những hằng số và tính chất khác với những dẫn xuất dimetyl paranaphtoquinon đã biết. dẫn xuất axetyl của diospyron kết tinh trong cồn 80o dưới dạng khối trắng nhạt, độ chảy 218oC

Tác dụng dược lý

  • Nguyễn Bá Tước đã nghiên cứu và thấy kết quả măc nưa ít độc, và có tác dụng trừ giun đúng như kinh nghiệm nhân dân vẫn dùng
  • Những thí nghiệm còn chứng minh rằng tác dụng trừ giun này do chất diospyron
  • Ngoài ra mắc nưa còn có tác dụng kháng sinh nhẹ.

Công dụng và liều dùng

  • Mắc nưa cũng như cây mun chủ yếu cho gỗ màu đen cứng và bền dùng làm đồ mỹ nghệ và đóng các đồ gỗ quý
  • Quả dùng để nhuộm đen. Trước đây nhân dân thường chỉ dùng nhuộm tơ lụa và lĩnh nhưng từ khi có hàng nylon, mắc nưa còn dùng nhuộm cả hàng nylon, nhuộm mắc nưa mặc mát như hàng bông, và sợi nylon từ không cháy trở thánh cháy được.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More