10 November 2022

0 bình luận

Quyển bá

10 November 2022

Tác giả: thuc


Quyển bá

Tên tiếng Việt: Quyển bá

Tên khoa học: Selaginella ssp.

Họ: Quyển bá (Selaginellaceae)

Công dụng: Chữa huyết bế thành hòn cục, ung thư, vô kinh, bòng lửa, chữa đi ngoài phân đen, tử cung xung huyết, trĩ, xuất huyết, đái ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, kinh nguyệt quá nhiều.

 

Mô tả

Quyển bá tràng chim (Selaginella involvens (Sw.) Spring, S. caulescens (Wall.) Spring)

Tên khác là quyển bá, giào bát; tên nước ngoài : little clubmoss (Anh), sélaginelle (Pháp).

Cây thảo mọc bò, sống lâu năm. Thân đứng hoặc nằm, hình trụ, mang nhiều giá rễ, phân nhánh bằng cách chẽ đôi, cao 10-15 cm, các nhánh đều nằm trên một mặt phẳng. Lá nhỏ rất nhiều, không đều, lá ở gốc thân chính mọc cách xa nhau; lá ở cành mọc sít nhau, khía răng và bạc trắng ở mặt dưới.

Bông sinh bào tử thường đơn, mọc ở cuối các cành nhỏ, có 4 cạnh, dài 4-20 mm; lá mang bào tử hình trái xoan – tam giác, có răng, bào tử lớn có màu nâu, bào tử nhỏ màu vàng, cam.

Mùa sinh sản: tháng 10 – 12.

Quyết bá trường sinh (Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring)

Tên khác là trường sinh thảo, hồi sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, cây chân vịt, móng lưng rỗng, rong Nha Trang, vạn niên tùng, nhả mung ngựa (Thái), cua mù súa (H’Mông).

Cây thảo, rễ rất nhiều bện lại với thân thành một búi hình trụ, cao khoảng 10 cm. Cành dài 5-12 cm, mang nhiều lá xếp lợp. Lá rất đa dạng; lá bên hình giáo có lông, lá ở kẽ hình tam giác – thuôn, có mép rộng, lá ở giữa có mép không đều. Các cành mang lá thường cuộn tròn vào trong trông như một túm cây khô, khi trời nắng hanh, nếu gặp mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, cành lại mọc vươn ra phía ngoài.

Bông sinh bào tử mọc ở đầu cành, gần hình bốn cạnh; lá bào tử hình tam giác, mép rộng; bào từ lớn màu trắng, bào tử nhỏ màu vàng nhạt.

Phân bố, sinh thái

Selaginella Beauv. là một chi lớn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Ấn Độ có 50 loài, Việt Nam 42 loài (Phạm Hoàng Hộ, 1991).

Loài quyển bá tràng chim phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở các tỉnh vùng núi có độ cao 600m trở lên (ở miền Bắc) và khoảng trên 800m (ở miền Nam). Cây ưa bóng và ưa ẩm, thường mọc ở đất hay các khe đá, dưới tán rừng kín thường xanh ám hoặc rừng núi đá vôi, tái sinh tự nhiên bằng bào tử và đẻ nhánh nhiều ở gốc. Loài nàỵ gặp nhiều ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình…

Loài quyển bá trường sinh lại ưa sáng, chịu hạn tốt, thường mọc bám trên đá hay đất khô cằn lẫn nhiều sỏi đá. Cây phân bố chủ yếu ở một số vùng đồi và núi thấp thuộc các tỉnh ven biển, nhất là ở Trung Bộ như Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận… Cây cũng phân bố ở Trung Quốc và đảo Hải Nam.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học

Quyển bá trường sinh chứa nhiều flavoiioid : cryptomerin B, amentoflavon, isocryptomerin, hinokiAavon và các chất khác như lutein, cholesterol (Shin Dong In và cs, 1991; Shin Dong In và cs, 1994; Lee Hyun Sun và cs, 1996; CA.117 : 66.577 j; CA.122 : 235.313 f, CA. 125 : 292.577 f).

Quyển bá tràng chim có trehalose (Trung dược từ hải II, 1996).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN45: Toàn cây quyển bá chiết bằng methanol rồi cô được cao đặc. Từ cao methanol, chiết bằng cloroform ethyl acetat hoặc n-butanol sẽ được các chất chiết rồi thử trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN45 in vitro. Sau đó xác định số tế bào chết bằng phương pháp nhuộm màu với tétrazolium, những tế bào chết sẽ bắt màu. Kết quả thấy cả ba chất chiết đều làm giảm số tế bào sống so với lô đối chứng.

Từ phân đoạn chiết bằng ethyl acetat, đã tách ra được chất flavon và đã xác định là amentoflavon. Chất này có tác dụng ức chế tỷ lệ sống của tế bào P388 phụ thuộc vào liều dùng, nhưng không ức chế rõ trên tế bào MKN45.

Tính vị, công năng

Quyển bá có vị cay, hơi đắng, tính lạnh (để sống) hoặc tính bình (sao).

Dược liệu sống có tác dụng hoạt huyết, sao lại chỉ huyết (cầm máu).

Công dụng

Quyển bá dùng sống chữa huyết bế thành hòn cục, ung thư, vô kinh, bỏng lửa. Quyển bá sao hoặc nướng chữa đi ngoài phân đen, tử cung xung huyết, trĩ xuất huyết, đái ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, kinh nguyệt quá nhiều. Ngày 5 – 15g, có thể đến 20 – 30g dạng thuốc sắc.

Bài thuốc có quyển bá

  1. Chữa ho ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt quá nhiều: Quyển bá sao 30g, long nha thảo 25g. sắc uống, ngày một thang.
  2. Chữa trĩ xuất huyết: Quyển bá sao 15g, nấu sôi, chắt lấy nước uống trong ngày thay trà.
  3. Chữa viêm gan cấp tính, viêm túi mật: Quvển bá sao 30g; mộc thông, ngưu tất mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày.
  4. Chữa bỏng lửa: Quyển bá sống, phơi khô, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên vết bỏng. Cứ 2 – 3 giờ thay thuốc một lần.
  5. Chữa ung thư phổi, ung thư mũi họng: Quyển bá 20 – 80g nấu với thịt lợn nạc và vài quả táo tàu cho thật nhừ. Ăn cả cái cả nước. Ngày 1 lần, dùng vài tháng (kinh nghiệm mới của Trung Quốc).

Chú ý : Phụ nữ có thai không được dùng quyển bá.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More