10 November 2022

0 bình luận

Rau diếp đắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau diếp đắng

Tên gọi khác: Diếp dại, rau cúc sữa, rau nhũ cúc

Tên khoa học: Sonchus oleraceus L.

Tên đồng nghĩa: Sonchus ciliatus Lamk.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Công dụng: trị viêm ruột lý, viêm gan, xơ gan, viêm ruột thừa, viêm vú, viêm miệng, viêm họng, viêm amidan, chảy máu dạ dày nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung.

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 0,6m, có nhựa trắng như sữa. Thân thẳng, nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ và răng không đều, hai mặt nhẵn, lá gốc và lá giữa có bẹ ôm thân và tai ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành ngủ hoặc tán gồm nhiều đầu, có cuống nhăn và bóng; đầu hình trứng; lá bắc xếp thành 6 – 7 hàng hoa toàn hình lưỡi, mào lông mềm, màu trắng, tràng có lưỡi hẹp, cụt đầu, 5 răng, ống tràng có lông; nhị 5, có tại; bầu nhẵn.
  • Quả bế dẹt, hơi có cạnh, có khía rõ.

Phân bố, sinh thái

Chi Sonchus L. trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng núi ở bắc bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, cũng tập trung chủ yếu ở vùng núi và đôi khi thấy ở vùng trung du (phía Bắc). Loài rau diếp đắng hiện đã ghi nhận về phân bố ở một số địa phương như: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn); Cao Bằng (Quảng Hoà), Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc); Yên Bái (Mù Cang Chải), Kon Tum (Đăk Glei) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia.

Cây ưa ẩm, ưa sáng và thích nghi cao ở vùng có khí hậu ẩm mát của miền núi. Rau diếp đắng thường mọc lẫn với các cỏ thấp ở ven đường đi, trên nương rẫy và các bãi hoang quanh làng bản.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Lá và ngọn có 2,4% carbohydrat, 1,2% protein, 0,8% lipid, vitamin C (Võ Văn Chi, 1997).
  • Rau diếp đắng chứa một disaccharid (I), scopoletin, esculetin, alcol cerylic, α – amyrin và β – sitosterol, tinh dầu bao gồm các acid heptanoic và hexanoic, ȣ – terpineol, geraniol, geranial, butanol, bornyl acetat và anethol, còn phần không bay hơi chứa acid 3β, 25 – epoxy 3 – hydroxyolean – 18 -en – 28 – oic.
  • Lá non chứa 4,1mg% vitamin C.

Tác dụng dược lý

Nước sắc lá rau diếp đắng cho chuột cống trắng uống làm tăng hiệu suất tiết niệu trung bình ở chuột uống thuốc so với ở chuột đối chứng, như vậy nước sắc này có tác dụng lợi tiểu nhẹ (Caceres A. et al., 1987).

Tính vị, công năng

Rau diếp đắng có vị đắng, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng

Rau diếp đắng thường được dùng trị: viêm ruột lý, viêm gan, xơ gan, viêm ruột thừa, viêm vú, viêm miệng, viêm họng, viêm amidan, chảy máu dạ dày nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung. Liều dùng 15 – 30g sắc uống.

Dùng ngoài trị nhọt định và viêm mủ da, viêm tai giữa. Nghiền cây tươi ép lấy dịch hoặc sắc lấy nước đặc để dùng ngoài.

Rau diếp đắng được dùng làm rau ăn ở Việt Nam, Indonesia, Philippin và cả ở châu Phi. Người ta dùng ăn như rau xà lách, có tác dụng trị cảm mạo và dùng cho phụ nữ đang cho con bú ăn để có nhiều sữa.

  • Ở châu Phi, nước sắc phần trên mặt đất của cây được dùng uống trị bệnh trĩ. Nước sắc này cũng có tác dụng lọc máu và chống đái tháo đường.
  • Ở một số nước Đông Nam Á, nhựa cây rau diếp đắng được dùng làm một thuốc tẩy mạnh.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More