10 November 2022

0 bình luận

Rau muống

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau muống

Tên tiếng Việt: Bìm bìm nước, Tra kuôn (Campuchia)

Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forsk.

Tên đồng nghĩa: Ipomoea reptans Poir.

Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm)

Công dụng: Chữa ngộ độc thức ăn, ngộ độc lá ngón, nấm độc. Tiểu tiện bất lợi, đái ra máu; chảy máu cam, trĩ xuất huyết, lỵ ra máu, phong thũng (cả cây).

 

Mô tả cây

Cây mọc bò, ở nước hay trên cạn. Thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá hình cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9cm, rộng 3,5-7cm, cuống lá nhẵn dài 3-6cm. hoa to, màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. quả hình cầu, đường kính 7-9mm. Hạt có lông màu hung, đường kính 4mm.

Phân bố thu hái và chế biến

Trồng ở khắp nơi trong nước ta dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng râu muống làm thuốc chủ yếu giải độc. dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Thành phần hoá học

Trong rau muống có 92% nước; 3,2% Protit; 2,5% Gluxit; 1% Xenluloza; 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong có tới 100mg% Canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các Vitamin gồm có 2,9% Carotene; 23mg% Vitamin C; 0,1mg% B1; 0,7% Vitamin PP; 0,09% mg% Vitamin B2. Ngoài ra còn nhiều chất nhầy

Công dụng và liều dùng

  • Ngoài công dụng làm rau ăn tươi, nấu hoặc coi như là một thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc: rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống
  • Một số người ít dùng rau muống, khi dùng lần đầu tiên thường thấy rau muống có tác dụng nhuận tràng nhẹ
  • Theo Garcia F (Phipil.Journ Sci 76, 1944,7-8) tại Philip người ta phát hiện trong ngọn một loại rau muống có một chất giống như insulin và do đó được dùng chữa những người bị bệnh đái tháo có đường.
  • Ngọn rau muống giã nát với lá cây vòi voi (Heliotropium indicum) đắp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thở.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More