10 November 2022

0 bình luận

Rau ngót

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau ngót

Tên tiếng Việt: Bồ ngót, Bù ngót, Hắc diện thần (Trung quốc)

Tên khoa học: Sauropus androgynus (L.) Merr.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi.

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, nhẵn, có thể cao tới 1,5-2m. Có nhiều cành mọc thẳng. Vì người ta hái lá luôn cho nên thường chỉ thấp 0,9-1m.
  • Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt.
  • Lá mọc so le, dài 4-6cm, rộng 15-30mm cuống rất ngắn 1-2mm có 2 lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên.
  • Qủa nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.

Thành phần hóa học

  • Hoạt chất làm thuốc chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% trong trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), vitamin C (185mg%).
  • Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết: trong 100g rau ngót có 0,16g lysin, 0,13g metionin, 0,05g tryptophan, 0,25g leuxin và 0,17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5%), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0,23g lysin, 0,19g metionin, 0,08g tryptophan, 0,45g treonin, 0,25g phenylalanin và 0,23 izoleuxin, 0,22 valin, 0,26 leuxin.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:

  • Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch giã nát, Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân (Y học thực hành, tháng 2/1960 và 10/1961)
  • Chữa tưa lưỡi: giã lá rau ngót tươi độ 5-10g. Vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và nòm miệng trẻ em, chỉ 2 ngày sau là bú được.
  • Chữa hóc: giã cây tương, vắt lấy nước ngậm. Chú ý nghiên cứu thêm

Chú thích:

Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu (xem vị này) giã nát đắp ở gan bàn chân, trong vòng 15 phút nhau sẽ ra. Sau khi nhau ra, cần rửa chân ngay (Y học thực hành, tháng 10/1961)

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More