10 November 2022

0 bình luận

Riềng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Riềng

Tên tiếng Việt: Riềng, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, Galangal

Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Công dụng: Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

 

Mô tả cây

Riềng làm một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m, thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ đường kính 12-18mm, màu nâu đỏ, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm. Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng. tràng hình ống có 3 thùy tù, hình thon, dài từ 15-20mm, rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng, dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch đỏ sim. Quả hình cầu có lông. Hạt có áo hạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc, có cả ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan)
  • Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước vụ mưa phùn để dễ phơi sấy
  • Loại trồng thì đào vào 7-10. Đào về rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô là được.

Thành phần hóa học

  • Trong riềng có từ 0,5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu có xineola và metylxinnamat.
  • Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây: một chất dầu có vị cay gọi là galangola. Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon. Số lượng ước chừng 0,1%. Ba chất đó là galangin C15H10O5, alpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6 (1-3 dioxy-4-metoxyflavonon).

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ: cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. có tác dụng ôn trung tán hàn, hết đau tiêu thực
  • Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.
  • Có khi người ta dùng nhai để chữa đau răng: Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc

Đơn thuốc có cao lương khương

  • Chữa đau bụng nôn mửa: cao lương khương 8g, đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia hay 3 lần uống trong ngày
  • Chữa sốt, sốt rét, kém ăn: cao lương khương tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, dùng mật lợn hòa vào làm thành viên, bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên/ ngày.

Chú thích:

Ngoài vị riềng kể trên nước ta còn có một vị riềng nữa gọi là riềng nếp-Alpinia galanga Swartz cùng họ, cũng được dùng làm gia vị và làm thuốc, nhưng thường không quí bằng loại riềng nói trên. Riềng nếp so với riềng thì to cao hơn, lá cũng hình mác, nhọn, mép lá có dìa trắng, dài 40cm, rộng 7cm, không cuống. cụm hoa hình chùy dài 15-30cm. Hoa trắng, điểm hồng, dài 20-25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá dài. Quả hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu, thân rễ to thô bán tại thị trường với trên đại cao lương khương, dài 8 -20cm, đường kính 1,5-3cm, màu nâu hồng nhạt, mùi vị không thơm như cao lương khương, cũng có nơi dùng như cao lương khương chữa đau bụng, đi ỉa, nôn mửa, đi lỵ phối hợp với than tóc rối, uống chữa ngộ độc thịt cóc.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More