10 November 2022

0 bình luận

Seo gà

10 November 2022

Tác giả: thuc


Seo gà

Tên tiếng Việt: Cỏ seo gà, Phượng vĩ thảo
Tên khoa học: Pteris multifida Poir.
Họ: Pteridaceae (Seo gà)
Công dụng: Chữa lỵ mãn tính, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến nước bọt (cả cây).

 

Mô tả cây

Seo gà là một loại cây nhỏ, thân cỏ, cao trung bình 15-25cm, có cây cao hơn. Lá bất thụ có cuống mang dìa, dài 6-12cm, phiến lá dài 8-25cm chia thành nhiều phiến nhỏ dài, mép có răng cưa, phiến nhỏ ở đầu lá dài hơn cả, thoạt nhìn trông giống như những cành của cây. Lá hữu thụ có cuống dài 10-50cm, phiến lá dài 10-40cm, cũng chia thành nhiều phiến lá nhỏ. Giữa các phiến lá nổi rõ gân chính, từ gân này toả ra nhiều gân phụ hình lông chim, xếp song song với nhau. Hai bên mép phiến lá hữu thụ mang cơ quan sinh sản gọi là ổ tử nang xếp thành một đường thẳng liên tục.

Phân bố, thu hái và chế biến

Seo gà mọc phổ biến ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp nhất trên những vách đá, vách đất xung quanh thành giếng, ven đường đi, những nơi thoáng ẩm và mát. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc, Nhật Bản. Bộ phận dùng làm thuốc của cây là thân rễ và lá. Thân rễ nằm ngang dưới mặt đất, chừng 3-4cm, hình cong queo, sần sùi, nhiều mấu, hơi cứng, vị hơi ngọt, đắng và tê, mùi thơm hắc, đào về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

  • Rễ và lá được dùng làm thuốc chữa đi ỉa chảy, ỉa ra máu, lỵ, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu, nước sắc đôi khi còn thấy ra giun
  • Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da cho trẻ em.
  • Ngày uống từ 12-24g rễ hoặc lá khô
  • Dùng ngoài không kể liều lượng

Đơn thuốc có seo gà dùng trong nhân dân

  • Chữa kiết lỵ (trực trùng) rễ và lá seo gà so cho thơm 24g, nước 100ml, đun sôi giữ trong vòng 30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày chữa lỵ trực trùng.
  • Đơn thứ 2: chè tươi 100g, seo gà khô 24g, nước 150ml, đun sôi giữ trong 30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày chữa lỵ trực trùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More