10 November 2022

0 bình luận

So đũa

10 November 2022

Tác giả: thuc


So đũa

Tên tiếng Việt: So đũa, Phiắc đốc khè (Thái)

Tên khoa học: Sesbania grandiflora (L.) Pers.

Tên đồng nghĩa: Robinia grandiflora L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Tưa lưỡi, đau bụng, vàng da, khai vị, tả, ho (Vỏ sắc uống).

 

Mô tả cây

Cây gỗ cao từ 8-10m, mọc rất nhanh. Lá kép lông chim chẵn, dài 15-30cm, lá chét rất nhiều, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm thường các lá ở giữa dày hơn các lá chét ở ngọn. Hoa to trắng hay hồng, xếp thành chùm ở nách, thõng. Quả dài 30-35cm thẳng, thót lại ở gốc và ở đỉnh, thu hẹp và dẹt ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt. Hạt rất nhiều, hình bầu dục, dẹt, màu nâu.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • So đũa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta chủ yếu để làm cảnh vì có hoa đẹp, đôi khi được trồng
  • làm cây chủ cho cây hồ tiêu leo. Còn thấy trồng ở Lào, Campuchia, và nhiều nước nhiệt đới Châu Á khác.
  • Người ta dùng vỏ, cây, lá và hoa làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, thường dùng tươi. Không có chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hóa học

  • Trong vỏ cây so đũa có chất gôm nhựa. Khi còn tươi gôm nhựa có màu hồng đỏ, nhưng để một thời gian thì xám lại. Gôm nhựa này một phần tan trong nước, một phần tan trong cồn. Hai chất màu là agathin, màu đỏ, và xanthoagathin màu vàng, ngoài ra còn basorin, một chất nhựa, tanin.
  • Lá, hoa vả quá non chứa nhiều chất đường, đặc biệt hoa so đũa chứa hàm lượng vitamin C cao (0,1%), vitamin B, muối canxi và sắt, các axit amin.

Công dụng và liều dùng

  • Vỏ so đũa được dùng làm một thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa. Còn được dùng chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rựơu. Mỗi ngày uống từ 5- 10g vỏ.
  • Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm. Hiện nay nhân dân một số vùng ở miền Nam mới dùng hoa so đũa nấu canh tôm, nhưng tại nhiều nước ngoài người ta còn dùng lá non ăn như rau dưới dạng trộn dấm, xào nấu.

Đơn thuốc có vị so đũa

Rượu hổ đắng khai vị. Vỏ cây so đũa 100g, 1 lít rượu 40°. Ngâm vỏ so đũa thái mỏng với rượu từ 15 ngày đến 1 tháng. Ngày uống từ 15 đến 30ml rượu này làm thuốc bổ đắng, khai vị (kinh nghiệm nhân dân).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More