10 November 2022

0 bình luận

Sói rừng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Sói rừng

Tên gọi khác: Sơn kế trà, sói láng, co nộc sa (Thái), sáng cáy sà (Hoa)

Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai

Tên đồng nghĩa: Chloranthus brachystachys Blume, Bladhia glabra Thunb.

Họ: Hoa sói (Chloranthaceae)

Công dụng: chữa ho, suy nhược, đau nhức nửa đầu, viêm khớp, đau nhức xương, đụng giập, nắn bó gẫy xương.

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao chừng 1m. Thân hoá gỗ, tròn, nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 8 – 14 cm, rộng 3,5 cm, góc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa hơi phân nhánh, mọc thành bông ở ngọn cành, lá bắc dài, hình mác nhọn; hoa to, có 1 nhị, bao phấn dày gần hình trụ.
  • Quả mọng, gần hình cầu, khi chín màu đỏ.
  • Mùa hoa tháng 3 – 4 và mùa quả:  8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Sarcandra Gardn. chỉ có một loài hoa sói rừng ở Việt Nam.

Hoa sói rừng có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ. Ở Việt Nam, hoa sói rừng phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, vùng núi Ngọc Linh, Quảng Nam và Kon Tum.

Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc trên đất ẩm nhiều mùn, dưới tán rừng, nhất là loại rừng núi đá vôi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, những nhánh thân đã ra hoa quả sẽ tàn lụi sau một năm và từ gốc sẽ mọc lên một số nhánh thân mới.

Bộ phận dùng:

Toàn cây, rễ.

Thành phần hóa học

  • Theo Trung dược từ hải I, 1993, cây hoa sói rừng chứa vanilin, pelargonidin – 3 – rhamnosyl glucosid, glucosid.
  • Theo Tsui Wing – Yan et al., 1996, cây hoa sói rừng còn chứa 2 sesquiterpen là các chloranthalacton A và B [Compendium of Indian medicinal Plants, vol 2 (1970 – 1979). 1999].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống ung thư:

Cao khô toàn cây hoa sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào u báng (ascites) L – 415 và ức chế tế bào u sarcom S – 180 là 30,5 – 56,7% ở chuột nhắt trắng [Kee Chang Huang, 1999, The pharmacology of Chinese herbs, 2nd Ed., CRC Press, Boca Raton – London – New York – Washington DC, tr. 475).

Tinh dầu hoa sói rừng có tác dụng ức chế 30 – 40% các tế bào ung thư u bảng Ehrlich, ung thư Walker và sarcoma – 37. Tinh dầu cũng thể hiện độc tính tế bào rất mạnh, làm giảm kích thước của khối u khi tiêm trực tiếp vào khối u và kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm Chang Minyi, 1992, sách đã dẫn].

Tác dụng thực bào:

Nước sắc toàn cây hoa sói rừng có tác dụng thực bào, một khía cạnh của tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên, dầu bay hơi cất từ toàn cây lại có tác dụng chế thực bào giống như cyclophosphamid. Do đó, toàn cây hoa sói rừng cần phải đun sôi thật kỹ để loại bỏ dầu bay hơi trước khi dùng [Chang Minyi, 1992, sách đã dẫn].

Tác dụng trên hệ miễn dịch:

Thử các biện pháp miễn dịch ở động vật cho thấy lá và cành cây hoa sói rừng có tác dụng trên hệ miễn dịch tương tự như rễ nhân sâm, tức là liều nhỏ làm tăng chức năng của hệ miễn dịch, còn liều lớn lại làm giảm chức năng này [Chang Minyi, 1992, sách đã dẫn].

Tác dụng kháng khuẩn:

Cao toàn cây hoa sói rừng có tác dụng kháng khuẩn tốt trên một số loài Staphylococcus, Shigela, Salmonella, Escherichia coli và Streptococcus pyogenes [Kee Chang Huang, 1999, The pharmacology of Chinese herbs, 2nd Ed., CRC Press, Boca Raton – London – New York – Washington DC, tr. 475]

Thử lâm sàng tác dụng chống ung thư:

Cao toàn cây hoa sói rừng dùng lâu dài làm giảm kích thước và cải thiện được trạng thái lâm sàng của bệnh nhân, như làm cho ăn ngon miệng hơn, làm tăng cân nặng của bệnh nhân. Ở một số trường hợp ung thư giai đoạn muộn, có triệu chứng vàng da, dùng hàng ngày cao toàn cây sẽ làm giảm vàng da và làm giảm nồng độ bilirubin trong máu [Kee Chang Huang, 1999, sách đã dẫn].

Toàn cây hoa sói rừng có cả tác dụng chống ung thư, lẫn tác dụng kháng khuẩn, nên dùng để chữa ung thư có biến chứng nhiễm khuẩn rất tốt. Trong số các loại ung thư, đã thấy có hiệu quả tốt hơn đối với các loại ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, bệnh bạch cầu và sarcom lưới dòng lympho. Sau khi dùng chế phẩm từ cây hoa sói rừng, triệu chứng bệnh giảm đi, ăn ngon và thời gian sống kéo dài.

Tính vị, công năng

Hoa sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, ít độc. Rễ có nhiều dầu thơm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong, trừ thấp, giảm phù nề, tiêu viêm, giải độc.

Công dụng

Hoa sói rừng được dùng chữa ho, suy nhược, đau nhức nửa đầu, viêm khớp, đau nhức xương, đụng giập, nắn bó gẫy xương. Ngày dùng 15 – 30g toàn cây sắc uống.

Để chữa đau nhức xương, dùng rễ tốt hơn. Dùng ngoài, toàn cây tươi giã nát, đắp vào chỗ đau nhức, đụng giập hoặc rễ để bó gẫy xương.

Có thể dùng toàn cây phơi khô, tán bột, khi dùng chiều với nước hoặc rượu. dùng để trị các bệnh mụn nhọt, kiết lỵ, hoa sói rừng còn chữa viêm amidan, nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu (Trung được từ hải, 1993, tập 14, tr. 137),

  • Về chữa ung thư, tài liệu trước đây ở Trung Quốc chỉ nêu hoa sói rừng làm giảm u bướu, giảm ứ đọng máu, cải thiện được chức năng tuyến tụy, chữa đau dạ dày. Nhiều tài liệu gần đây ghi rõ họa sói rừng được dùng để điều trị u rắn ác tính như carcinom tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản, trực tràng, kết tràng, ung thư bàng quang, ung thư gan, phổi, giáp trạng [Chang Minyi, 1992, Kee Chang Huang, 1999, sách đã dẫn].
  • Hoa sói rừng được chế tạo dưới dạng viên có 0,5g cao toàn cây tương đương với 2,5g dược liệu khô, mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần. Cũng đã chế thành dung dịch tiêm, mỗi ống 1ml tương đương lg dược liệu khô, liều hàng ngày 2 – 4 ống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (Kee Chang Huang, 1999, sách đã dẫn).
  • Ở Đông Nam Á, thân và cành hoa sói rừng phơi khô, tán bột và lá tươi nghiền nát để bó gẫy xương, hoặc đắp lên chỗ thâm tím do đụng giập. Nước sắc lá uống có tác dụng làm săn se và chữa nôn (Perry và Metzger, 1980, Medicinal plants of East and Southeast Asia, The MIT Press, Cambridge – Masschusets – London, trang 78).
  • Ở Hồng Kông (Trung Quốc) toàn cây hoa sói rừng được dùng chữa lỵ trực khuẩn, viêm ruột thừa, mụn nhọt, thấp khớp dạng thấp, đau lưng, viêm não. Ngày 20 – 30g sắc uống, tán bột uống với rượu hoặc dùng bột làm thành viên uống. Còn dùng rễ ngâm rượu uống chữa đau tức ngực, lá sắc uống trị ho lao. Lá tươi giã nát đắp chữa rắn cắn, bầm tím, hoặc bó gãy xương.
  • Để điều trị ung thư đường tiêu hoá, dùng lá và cành hoa sói rừng, chiết thành cao khô, rồi làm thành viên, mỗi viên 0,3 g cao khô, mỗi lần dùng 4 – 6 viên, ngày 3 lần. Để điều trị ung thư tuyến tụy, toàn cây hoa sói rừng chiết lấy flavon, làm thành thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Mỗi viên 200 mg và mỗi ống tiêm 25 mg. Thuốc viên, mỗi lần dùng 100 – 400 mg flavon, tuỳ theo điều kiện bệnh nhân, ngày 3 lần. Thuốc tiêm thường dùng mỗi lần 1 ống, ngày 2 lần [Chang Minyi, 1992, sách đã dẫn].

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>