10 November 2022

0 bình luận

Su hào

10 November 2022

Tác giả: thuc


Su hào

Tên tiếng Việt : Su hào, Phiến làn, Giới lan, Giá liên.

Tên khoa học : Brassica caulorapa (DC)

Họ : Brassicaceae (Cải)

Công dụng: Hóa đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày.

Su hào – Brassica caulorapa (DC)

Mô tả

  • Su hào thuộc loại cây thảo, thân phình thành củ hình cầu hay hình hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc tía.
  • Lá có phiến trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm, có mép lượn sóng, xẻ thùy ở phần gốc, cuống lá dài.
  • Cụm hoa chùm ở ngọn thân, thường chỉ xuất hiện vào năm thứ 2 trồng.
  • Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
  • Mùa thu hoạch tháng 11.

Phân bố

Su hào có nguồn gốc từ vùng biển Địa trung hải được trồng ở các nước châu Âu và các nước ôn đới. Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 12-22 độ C.

Ở Việt Nam, Su hào được du nhập và trồng từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay cây được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc trong mùa đông và được sử dụng làm rau ăn.

Bộ phận sử dụng

Thân củ, lá, hạt.

Thành phần hóa học

  • Lá su hào chứa 82,6% là nước; 1,9% protid; 0,9% lipid; 2,2% chất xơ; 10,1% dẫn xuất không protein.
  • Thành phần chính là anbumin, đường, sợi thô, calci, phospho, sắt, vitamin C, axit lactic.

Tính vị

Su hào có vị ngọt nhạt, tính mát.

Công dụng

Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng:

Dùng củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng ( sống đời)30g, giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa âm nang :

Dùng su hào, thương lục, thái lát giã nhuyễn đắp ngoài.

Chữa đờm tích:

Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.

Giảm cân:

Su hào chứa 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Là thực phẩm lý tưởng của người béo phì hoặc người muốn giảm cân.

Giúp thai nhi phát triển tốt:

Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magie,.. giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ,  hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Trong thời tiết giao mùa, cơ thể có khả năng nhiễm 1 số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng,.. nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), củ được dùng trị tỳ hư hỏa thịnh; lá và hạt dùng trị loét hành tá tràng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More