10 November 2022

0 bình luận

Tai tượng đỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Tai tượng đỏ

Tên tiếng Việt: Tai tượng đỏ, Tai tượng nâu, Tai tượng trổ, Tai voi

Tên khoa học: Acalypha wilkesiana Muell.-Arg.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Giun, ghẻ, tê thấp, nhuận tràng (Lá sắc uống).

 

Mô tả

Cây nhỏ. Lá hình trái xoan, chóp nhọn, mọc so le, màu lục hay màu đỏ, thường trổ, có lá kèm. Hoa xếp thành bông ngắn hơn lá. Hoa đực có 4 lá đài, 8-16 nhị; hoa cái có 3 lá đài bao lấy bầu có 3 ô với 3 vòi nhụy. Quả nang có 3 ô. Có nhiều thứ trồng khác nhau bởi màu sắc của lá và hoa.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, hoa – Radix, Folium et Flos Acalyphae Wilkesianae.

Nơi sống và thu hái

Loài của châu Ðại Dương (đảo Fidji được nhập trồng chủ yếu để làm cảnh, thường trồng ở các vườn hoa có khi trồng thành hàng rào.

Tính vị, tác dụng

Rễ có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có ít độc có tác dụng tiêu tích khu trùng, khư phong lợi thấp. Lá có vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh cơ

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Ta thường dùng cành lá làm thuốc nhuận tràng trừ giun, trị ghẻ và chữa tê thấp (Viện Dược liệu).
  • Ở Trung Quốc, người ta dùng: Rễ trị bệnh giun đũa, ăn uống không tiêu, bụng đầy, phong thấp đau nhức xương, thuỷ thũng. Lá dùng ngoài trị ghẻ ngứa, mụn nhọt; hoa dùng ngoài trị bỏng lửa.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>