10 November 2022

0 bình luận

Tai tượng xanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tai tượng xanh

Tên tiếng Việt: Tai tượng đuôi chồn, Tai tượng xanh
Tên khoa học: Acalypha hispida Burm.f.
Họ: Euphorbiaceae
Công dụng: Cầm máu (Rễ, hoa). Hủi, ỉa chảy (Lá). Giảm đau, ung nhọt, tiêu hoá (cả cây). Ho, hen (Vỏ).
 

Mô tả

  • Cây thảo, cao khoảng 40 – 50cm, phân cành ngay từ gốc. Thân và cành có lông ngắn, có rãnh. Lá mọc so le, hình trái xoan, gốc hình nêm, đầu tù, dài 3.5 – 5cm, rộng 2,5 – 4cm, mỏng nhẵn, mép khía răng ở quãng giữa đến đầu lá, gần gốc 5; cuống lá dài 3,5 – 7,5 cm, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, đơn độc hoặc tụ họp ít hoa trên cuống dài 4 – 8cm, gồm hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực có 4 lá đài, 8 nhị; hoa cái có lá đài có lông mi ở mép, bầu có lông.
  • Quả nang, có lông. Hạt hình trứng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 7.

Phân bố, sinh thái

  • Tai  tượng xanh phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới cổ, từ Châu Á đến Châu Phi. Ở Châu Á, cây có ở Ấn Độ và hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, tai tượng xanh cũng phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh ở Tây Nguyên và đồng bằng trung du Bắc Bộ.
  • Cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm ở các bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy và ruộng mới bỏ hoang ở miền núi. Tai tượng xanh là cây mọc nhanh, ra hoa quả nhiều, nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây mọc ở các tỉnh phía Bắc có thể tàn lụi vào mùa đông.

Bộ phận dùng

Lá, rễ

Thành phần hóa học

  • Theo Manzoor – i – Khuda M., 1985, rễ và lá tai tượng xanh có stigmasterol. Lá có 1 ester là acalyphol acetat (CA 108: 52780x).
  • Tai tượng xanh còn có sitosterol (Compendium on indian medicinal plants, vol. 1 (1960 – 1969), 1999

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, lá, rễ, chồi non và hoa tai tượng xanh có tác dụng tẩy, diệt giun sán, lợi đờm, gây nôn, giảm đau và gây ngủ.

Công dụng

  • Lá tai tượng xanh được dùng làm thuốc tẩy ở Ấn Độ, có thể dùng thay thế senega, dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bôi, lá phối hợp với tỏi, làm thuốc tẩy giun đường tiêu hóa. Trộn với muối giã nát đắp chữa ghẻ lở. Dịch ép từ lá tươi là thuốc gây nôn an toàn cho trẻ con, dùng với liều một thìa cà phê có ích trong trường hợp viêm tắc thanh quản, với liều nhỏ hơn lại có tác dụng lợi đờm, điều trị viêm phế quản mạn tính và hen suyễn. Lá tươi phối hợp với chanh, hành củ giã nát đắp chữa thấp khớp.
  • Để chữa táo bón ở trẻ em, lấy lá tai tượng xanh nghiền nát làm thành thuốc đạn, đặt vào trực tràng làm giãn cơ thắt hậu môn, đại tiện trở lại bình thường.
  • Nước hãm từ rễ tai tượng xanh cũng được dùng làm thuốc tẩy để chữa chứng điên cuồng người ta lấy lá, cành và hoa tai tượng xanh ngâm rượu, uống với mật ong làm nhiều lần trong ngày. Ở một số nước khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tai tượng xanh cũng được sử dụng với các công dụng tương tự.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More