10 November 2022

0 bình luận

Tầm ruột

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tầm ruột

Tên tiếng Việt: Tầm ruột

Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: giải nhiệt chữa được chứng nhức đầu

 

 

 

Hình ảnh cây Tầm ruột

Mô tả cây

  • Tầm ruột là một cây nhỏ, thân nhẵn. Cành có vỏ màu xám nhạt, trên có nhiều vết sẹo của lá cũ. Cành non màu xanh nhạt nhẵn.
  • Lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 4-5cm, rộng 18-20mm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu phiến nhọn. Hoa mọc thành xim đơn nhị lộ trên những cành gầy nhỏ, dài 6-15cm, tụ thành từng cụm 4-7 hoa trên những mấu tròn, ở kẽ những lá đã rụng.
  • Quả nang, 4 mảnh, khi chín có màu đen nhạt, đường kính 5mm có đài hơi đồng trưởng, cuống quả dài chừng 7mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Thường mọc hoang và được trồng ở miền Nam để ăn quả. Có mọc và được trồng ở Lào. Tại miền Bắc (Hà Nội), một vài nhà cũng trồng để làm cảnh. Chúng tôi chưa thấy cây mọc hoang. Còn mọc ở nhiều nơi vùng nhiệt đới châu Á (Malaixia, Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin) và ở đảo Mangat.
  • Tại Sài Gòn, người ta bán những quả chưa chín để ăn sống hoặc nấu chín, vỏ quả khi ấy có màu trắng vàng nhạt, trông như sáp, khía thành 4-6 múi, vị chua. Người ta còn dùng các bộ phận khác làm thuốc như vỏ thân, rể, lá.

Thành phần hóa học

Trong quả có 89-91% nước, 0,73-0,90% chất protit, 0,61-0,76% chất lipit, 5,89-7,29% chất gluxit, độ chua biểu thị bằng axit axetic chừng 1,7%. Độ tro chừng 0,52-0,84%. Ngoài ra còn có chừng 40mg vitamin C trong 100g quả (gần như trong bưởi và chanh). Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Quả được dùng để ăn sống hoặc nấu canh cho mát, giải nhiệt chữa được chứng nhức đầu. Những bộ phận khác, nhân dân có dùng nhưng thường để chữa ngoài da. Lá giã với hột tiêu đắp lên những chỗ đau ở hông (lumbago) và ở háng. Rễ có độc tính, thường được nhân dân Malaixia dùng để xông chữa nhức đầu và ho, nhân dân đảo Giava dùng chữa hen (với liều rất nhỏ). Tại Ấn Độ, vỏ rễ thường được dùng để đầu độc. Người bị ngộ độc nhức đầu, ngây ngất, chết với những triệu chứng đau bụng mạnh.

Đơn thuốc có Tầm ruột trong dân gian

Trị phong ngứa, nổi mụn như ghẻ phỏng, chảy nước tới đâu ăn tới đó, hoặc lở cùng mình, ngứa dữ dội:

Ddùng vỏ Tầm tuột, lá Me chua, đọt ổi, đọt Chuối Sứ cùi (cây non). Các vị bằng nhau đem nấu một lần, để vào một cục phèn chua bằng ngón tay cái, nấu nước sôi vài đạo nhắc xuống để nguội, hoặc tắm hoặc thoa vào chỗ bị ngứa để vậy cho khô, làm nhiều lần đến khi hết ngứa mới thôi.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More