10 November 2022

0 bình luận

Tần giao

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tần giao

Tên gọi khác: Tần cửu

Tên khoa học: Gentiana macrophylla Pallas

Họ: Long đởm (Gentianaceae)

Công dụng: điều trị thấp khớp, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, lợi tiểu, chống nhiễm độc gan, làm thuốc bổ đối với hệ tiêu hoá, chức năng dạ dày, gan và túi mật.

Mô tả

  • Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 30 – 60 cm. Rễ mập, dài khoảng 20 – 30 cm, màu trắng ngà. Thân hình trụ, mọc thẳng, nhẵn.
  • Lá mọc đối, có bè, hình mác hoặc hình trứng dài 6 – 28 cm, rộng 2,5 – 6 cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân song song, 5 -7.
  • Hoa không cuống, mọc tụ họp ở kẽ lá gần “gọn thành cụm nhiều hoa, đôi khi chỉ vài cái lẻ “; hoa màu lơ hay lơ tím; đài 4 – 5 răng 0,5 – 1 mm, hợp thành ống, tràng hình trụ có gốc màu vàng nhạt, cánh hoa 3 – 4,5 mm; nhị đính ở nửa của ống tràng, chỉ nhị 5 -7 mm, bao phấn hẹp 1,2 – 2,5 mm.
  • Quả hình trứng – ellip, dài 1,5 – 1,7 cm, có nhiều hạt màu nâu sáng.
  • Mùa hoa: tháng 7- 10.

Bộ phận dùng:

Rễ đã được phơi hay sấy khô của nhiều loài tần giao gồm: tần giao (Gentiana macrophylla Pall.) và thô kinh tần giao (Gentiana crassicaulis Duthic ex Burk.); ma hoa tần giao = ma hoa giao (Gentiana staminea Maxim.), tiểu tần giao (Gentiana dahurica Fisch), họ Long đởm (Gentianaceae).

Rễ thu hoạch vào mùa xuân thu. Rễ đào lên, rửa sạch.

Thành phần hoá học

  • Rễ chứa gentianin, gentianidin, gentiopicrosid.
  • Ngoài ra còn có tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Hoạt chất gentiopicrosid phân lập từ tần giao có hoạt tính chống viêm trên phù thực nghiệm bàn chấn chuột cống trắng gây bởi carragennin. Gentianin có tác dụng chống viêm mạnh gấp 2 lần so với aspirin.

Ngoài ra, tần giao còn có tác dụng chống quá mẫn cảm, kháng histamin, gây an thần, gây ngủ, làm giảm tần số đập của tim và huyết áp và tác dụng kháng khuẩn.

Cao nước rễ tần giao có hoạt tính trên hệ thân kinh trung ương. Gentiopierosid, một thành phần secoiridoid đắng chủ yếu phân lập từ rễ tần giao có tác dụng dự phòng tổn thương gan gây bởi hoá chất và miễn dịch ở chuột nhắt trắng.

Công dụng

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tần giao được điều trị thấp khớp và sốt do thiếu khí và huyết, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, lợi tiểu, chống nhiễm độc gan.

Tần giao còn được dùng làm thuốc bổ đối với hệ tiêu hoá, chức năng dạ dày, gan và túi mật [Huang K.C., 1999: 204; Darshan S. et al., 2004).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More