10 November 2022

0 bình luận

Thanh ngâm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thanh ngâm

Tên tiếng Việt: Thanh ngâm, Thằm ngăm đất, Sản đắng, Mật đất, Cây mật cá, Co khom địn (Thái), Cứt chuột, Rau đắng, Măng rô

Tên khoa học: Picria fel-terrae Lour.

Tên đồng nghĩa: Curanga amara Juss.

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)

Công dụng: Cảm sốt, ứ huyết, mụn nhọt, viêm gan, bổ (cả cây sắc uống). Còn chữa phong, hậu sản, thủy thũng, đau bụng, đau vùng thắt lưng, đau dạ dày, sốt rét, lao hạch

 

Mô tả cây

  • Cỏ sống hằng năm, cao 20cm, phân rất nhiều nhánh, với thân màu xanh hay đỏ tím.
  • Lá mọc đối, dài 35-45mm, rộng 25-30mm, khía răng, cuống dài 1-2cm, có dìa cánh.
  • Hoa màu trắng, mọc thành chùm 4-5 hoa, thưa, lá bắc hình trái xoan có lông; đài xẻ ở dưới gốc có 4 thùy, 2 thùy lớn hình tim, 2 thùy nhỏ hình vạch; tràng có ống hình trụ gồm 2 môi, môi trên nguyên nhẵn, môi dưới dài hơn chia 3 thùy nông; nhị 2.
  • Quả nang dẹt, nằm trong đài còn lại, trông giống con hến. Hạt hình trụ, màu vàng, hơi thắt ở giữa.
  • Toàn cây có vị rất đắng do đó có tên fel terrae (fiel terrestre: mật đất), mật cá.
  • Mùa hoa quả: tháng 9-11.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở miền rừng núi, nơi ẩm mát. Còn thấy mọc ở Philippin, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia.
  • Làm thuốc, người ta thu hái cả cây vào mùa hạ; hái về phơi hay sấy khô. Có khi sao thơm mà dùng.

Thành phần hóa học

  • Trong cây có một glucosid gọi là curangin (theo Boorsma) có tác dụng giống như digitalin và cũng có tác dụng trợ tim.

Tính vị, công năng

Toàn cây thanh ngâm vị đắng, chát, tính mát vào kinh can và tâm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, lợi thấp, giảm đau, cầm máu. Lá có vị khai, kích thích ruột, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, điều kinh.

Công dụng và liều dùng

  • Cỏ thanh ngâm là một vị thuốc dùng trong những trường hợp kém ăn, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, cho ra mồ hôi, điều kinh, đau bụng, đau ngang lưng, mệt nhọc.
  • Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Ngày uống từ 6-12g.
  • Dùng ngoài đắp nơi rấn cắn và vết thương, vết loét, không kể liều lượng. Người ta cho rằng khi đắp vết thương, vết loét, chất curangin thấm qua máu vào người và thành thuốc giải độc.

Đơn thuốc có thanh ngâm

  1. Thuốc bổ máu cho phụ nữ mới đẻ: Thanh ngâm 10g, sâm đại hành 10g, nghệ vàng 20g. Sâm đại hành, nghệ vàng thái nhỏ làm khô, tán bột, uống làm 1 lần trong ngày cùng với nước sắc đặc cây thanh ngâm. Uống 7-10 ngày (Thuốc gia truyền đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La).
  2. Chữa kém ăn, kém ngủ: Toàn cây thanh ngâm, quả trắc bá, hạt táo chua (lấy nhân, sao già), hoài sơn, hạt sen, mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống.
  3. Chữa ho gà, đau ngực: Lá thanh ngâm và rau má, mỗi vị 10g, hãm hoặc sắc uống.
  4. Chữa ghẻ lở, mẩn ngứa: Thanh ngâm, dây bòng bong lượng bằng nhau 50-100g dùng tươi. Nấu với nước cho đặc rồi tắm.

Một số sản phẩm có thành phần Thanh ngâm trên thị trường hiện nay

Viên xương khớp Tuệ Linh

Viên xương khớp Tuệ Linh có thành phần từ các dược liệu quý: Cao Thanh ngâm, Cao xương Ngựa, Cao Hy thiêm, Đinh lăng, Đương quy, Sói rừng.

Công dụng:

  • Bổ dưỡng, bảo vệ và làm sạch khớp. giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
  • Hỗ trợ các liệu pháp điều trị thoái hóa đốt sống (vôi hóa, viêm dính đốt sống), thoái hóa khớp, thoái hóa xương, bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gút.

Sản phẩm Viên xương khớp Tuệ Linh

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Thanh ngâm. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Thanh ngâm và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More