10 November 2022

0 bình luận

Thanh thất núi cao

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thanh thất núi cao

Tên gọi khác: Xú xuân, càng hom cao

Tên khoa học: Ailanthus altissima (Mill.) Swingle

Tên đồng nghĩa: Toxicodendron altissima Mill., Ailanthus glandulosa Desf.

Họ: Thanh thất (Simaroubaceae)

Công dụng: Lá dùng nấu nước tắm rửa để chữa chốc đầu, ghẻ lở. Vỏ cây thanh thất núi cao được dùng chữa đại tiện ra máu mạn tính, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh phụ nữ.

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao khoảng 20m. Thân cành nhẵn, toả rộng.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài đến 50 cm gồm 11 – 25 lá chét hình trái xoan hoặc gần tam giác, dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, có lông mịn, gốc lệch, có tuyến màu lục, đầu thuôn nhọn, mép khía răng; cuống lá nhẵn.
  • Cụm hoa có cuống mập mọc ở kẽ lá thành chùy phân nhánh dạng tháp dài và rộng, ngắn hơn lá; hoa rất nhiều, màu trắng lục, đơn tính; hoa đực có đài 5 răng hình chuông, tràng 5 cánh thuôn, có lông ở mép, nhị 10, chỉ nhị có ít lông, nhụy lép: hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu hình cầu có 5 cạnh, 1 – 5 lá noãn.
  • Quả có cánh, dài 4 – 6 cm, phần sinh sản ở giữa có vân mạng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Ailanthus Desf có 3 loài ở Việt Nam, tất cả đều là cây gỗ và chỉ khác nhau ở vùng phân bố. Loài thanh thất núi cao cũng mới chỉ thấy ở vùng núi cao sườn Đông – Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Độ cao phân bổ tử 1.500 đến 1.800m. Trên thế giới, loài này có ở Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc.

Thạch thất núi cao thuộc loại cây ưa sáng, ưa khí hậu mát lạnh quanh năm của vùng nhiệt đới núi cao hay ôn đới ẩm.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân.

Thành phần hoá học

Thanh thất núi cao chứa nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hoá học, đa phần thuộc nhóm quassinoid. Theo Võ Văn Chi 1997, gỗ chứa nhựa dầu, tanin, hydrocarbon, saponin, quassin, quercetin và vanilin (0,1 – 0,15%).

Tác dụng dược lý

Thanh thất núi cao có tác dụng trị tiêu chảy, có lẽ do chứa tanin và cũng gây tác dụng tẩy do hàm lượng nhựa và tinh dầu. Và còn có các tác dụng: cầm máu, kháng khuẩn, diệt amip, chống sốt rét, chống ung thư, chống co thắt, gây giãn cơ, khai thông, gây nôn, cầm máu, tác dụng làm săn, trị giun, hạ sốt, ức chế tim.

Cao chiết thanh thất núi cao gây sự chết tế bào theo chương trình. Các quassinoid ailantinol E, ailantinol F và ailantinol G phân lập từ thanh thất núi cao có tác dụng chống ung thư đối với giai đoạn đầu của sự hoạt hóa kháng nguyên.

Ở liều cao có khả năng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm gây ngộ độc, có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, hoa máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất mắt, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau nhói dây thần kinh ở các chi.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây thanh thất núi cao có vị đắng chát, mùi hội, có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, làm săn, sát trùng, cầm máu và trừ giun.
  • Lá có độc, động vật ăn vào có thể bị chết, người tiếp xúc cũng cây dị ứng, viêm tấy, phồng da.

Công dụng

Lá dùng nấu nước tắm rửa để chữa chốc đầu, ghẻ lở.

Vỏ cây thanh thất núi cao được dùng chữa đại tiện ra máu mạn tính. Lấy 12g phần trắng vỏ cây sắc uống, hoặc sắc rồi pha thêm ít rượu vào uống.

  • Để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, dùng 12 – 20g vỏ khô sắc uống.
  • Để trị sán, dùng vỏ khô tán bột, uống mỗi ngày 1g, uống liền trong 7 ngày và cuối cùng uống một liều thuốc tẩy thì tẩy được sán ra.
  • Vỏ quả thanh thất núi cao cũng được dùng sắc uống chữa đại tiện ra máu, hoặc hóc xương cá với liều 12g.

Tuệ Tĩnh đã dùng vỏ cây thanh thất núi cao trong bài thuốc bổ âm, chữa dị mộng tinh và đái đục.

Ở Trung Quốc, thanh thất núi cao được dùng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất huyết tử cung.

Ở một số nước, thanh thất núi cao được dùng trị bệnh amip, tiêu chảy, lỵ, táo bón, hen, bệnh tim, co cứng cơ, đau kinh, động kinh, sốt, sốt rét, bệnh lậu, khí hư, ung thư, trị sán dây, trị giun. Liều dùng: 6 – 9g vỏ khô. Thận trọng khi dùng cho người âm hư, khí táo.

Bài thuốc có thành thất núi cao

  1. Chữa trĩ ở phụ nữ sau khi đẻ:Vỏ trắng cây thanh thất núi cao 12g, hạt sen 5g, hành 5 cây. Nấu nước và dùng nước sắc nóng để ngâm hậu môn, sau đó rửa sạch rồi nằm nghỉ. Làm nhiều lần thì có kết quả. Không ăn các chất kích thích và muối, tương, giấm.
  2. Chữa ung thư cổ tử cung: Vỏ khô cây thanh thất núi cao, tán bột, mỗi ngày uống 20g, chia 2 – 3 lần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More