10 November 2022

0 bình luận

Thòng bong

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thòng bong

Tên tiếng Việt: Bòng bong bò, Thòng bong

Tên khoa học: Lygodium scandens (L.) Sw.

Họ: Lygodiaceae

Công dụng: Chó dại cắn, đái buốt, lợi tiểu (Lá sắc uống). Vết thương (Lá giã đắp).

 

 

Mô tả cây

Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bào tử hình 4 mặt. Trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc phổ biến ở bụi rậm, bờ rào. Thu hái gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến gì khác

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu mặc dù được dùng phổ biến trong nhân dân

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân toàn dùng cây thong bong sắc uống làm thuốc thông tiểu, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuốc lợi sữa.

Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc

Còn dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp lên các vết thương, vết loét, ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng)

Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương

Sau khi rửa vết thương bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày tha băng 1 lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá mỏ quạ tươi và lá bong bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp lên vết thương, nhưng 2-3 ngày mới thay băng 1 lần

(Tạp chí đông y tháng 4-1966)

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More