10 November 2022

0 bình luận

Thông Đất

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thông Đất

Tên tiếng Việt: Thông đất, Thạch tùng nghiêng

Tên khoa học: Lycopodiella cernua (L.) Pic.

Tên đồng nghĩa: Lycopodium cernuum L.

Họ: Lycopodiaceae (Thông đất)

Công dụng: Tê thấp, ho, lợi tiểu, sót rau (cả cây sắc uống).

 

 

Cây Thông Đất

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, mọc ở đất, cao 30-50cm. Thân hóa gỗ hình trụ, hơi có rãnh, lúc đầu mọc bò ngang, bén rễ ở những mấu, sau mọc đứng và phân cành.
  • Lá nhỏ, hình dải, hướng lên, xếp theo đường xoắn ốc, chỉ có 1 gân.
  • Bông hình trụ, màu nâu nhạt, mọc thõng xuống ở đầu cành, mang nhiều lá bao tử hình tam giác, đầu nhọn; túi bào tử nằm ở kẽ lá bào tử, gần hình cầu, mở thành hai mảnh không bằng nhau; bào tử rất nhỏ.
  • Mùa sinh sản: tháng 3-7.

Phân bố sinh thái

Chi Lycopodium L. gồm các loài là thân thảo, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam gầm 10 loài.

Trên thế giới, thông đất chỉ thấy ở 1 số nước châu Á như Trung Quốc, Mianma, Lào, Ấn Độ, Việt Nam,…
Ở Việt Nam, thông đất phân bố ở các tỉnh miền núi và trung du, cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi và cỏ thấp trong các quần hệ thực vật ở đồi, ven rừng, bờ nương rãy, ven đường đi.

Thông đất là cây chịu hạn tốt, có thể mọc được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, khô cằn sỏi đá. Với khả năng mọc chồi khỏe mạnh từ thân rễ, cây dễ dàng tạo thành đám lớn, có tác dụng chống xói mòn.

Thông đất sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán nhờ gió và nước.

Bộ phận dùng:

  • Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc dùng khô.

Thành phần hóa học

Thông đất chứa 1 alcaloid (cernum) và 1 lượng nhỏ nicotin.

Tác dụng dược lý

Thông đất có tác dụng ức chế một số vi khuẩn, còn có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt và giảm đau.

Tính vị, tác dụng

Thông đất vị ngọt, hơi đắng, tính bình vào các kinh can, tỳ, thận, có tác dụng khu phong thấp, thư kinh lạc, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh can, minh mục, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Trong y học cổ truyền, thông đất được dùng chữa phong thấp, tê đau, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, vết bỏng

Liều dùng:

  • Ngày 6-15g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rửa vết thương bằng nước sắc hoặc dùng bột rắc.

Phụ nữ mang thai không được dùng.

Bài thuốc có thông đất

  • Chữa kiết lỵ: Thân và lá thông đất (tươi) 30-60g, đường đỏ 15g. Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa hư lao, ho, nôn ra máu, tiểu tiện khó, di tinh: Thông đất 30g, dạ dày lợn khoảng 50g. Nước vừa đủ, ninh nhừ trong 2 giờ, mỗi ngày ăn 1 lần
  • Chữa mụn nhọt: Thông đất sao khô, nghiền thành bột, thêm dầu vừng, băng phiến. Trộn đều bôi tại chỗ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More